Thứ Hai, 22 tháng 10, 2018

THỰC TẬP SINH NHẬT BẢN VỀ NƯỚC


   Hiện nay thì chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản đươc gọi là "thực tập sinh kĩ năng", đây là một chương trình hợp tác giữa 2 nước Việt Nam và Nhật Bản trong việc cung ứng nguồn nhân lực từ Việt Nam sang đào tạo, học hỏi những kĩ năng, kiến thức và công nghệ hiện đại từ Nhật và sau khi hết thời hạn, thực tập sinh quay về góp phần xây dựng đất nước.
Nói tóm lại, chương trình thực tập sinh kĩ năng tại Nhật Bản là chương trình này tạo cơ hội cho người lao động được tiếp xúc với môi trường làm việc tại Nhật Bản, củng cố tay nghề, các kỹ năng của người lao động để tìm được việc làm sau khi về nước.
Chương trình này với mong muốn đào tạo ra nguồn lực tốt để phát triển kinh tế và công nghiệp thông qua việc chuyển giao kỹ thuật, các kỹ năng trong công việc hay kiến thức của các lĩnh vực sản xuất phát triển của Nhật Bản sang cho các nước đang phát triển.
Vậy, thực tập sinh về nước được hưởng quyền lợi gì?
1. Có thể gia hạn lại visa lên 10 năm
Ngày 11/4 vừa qua, một thay đổi lớn trong luật về tiếp nhận thực tập sinh kỹ năng đã được đưa ra trong cuộc họp của Hội Đồng Tư Vấn Kinh Tế Tài Chính Nhật Bản. Theo đó, thì ngay trong tháng 4, chính phủ Nhật Bản có thể sẽ mở rộng thêm một loại tư cách lưu trú mới dành riêng cho lao động nước ngoài, là 特定技能 (tên tạm đặt)
Tư cách lưu trú mới này dự kiến sẽ được cấp cho đối tượng là lao động nước ngoài đã hoàn thành chương trình thực tập sinh kỹ năng (kéo dài tối đa 5 năm), cho phép họ có thể chuyển sang tư cách lưu trú mới này để tiếp tục làm việc tại Nhật thêm tối đa 5 năm nữa, kéo dài tổng thời gian làm việc tại Nhật Bản lên tối đa 10 năm.
Trường hợp các thực tập sinh kỹ năng đã kết thúc thời hạn hợp đồng và về nước trước khi sửa đổi này được thông qua, cũng có khả năng được quay lại Nhật Bản theo dạng này. Đây là tin vui đối với lao động Việt Nam trong thời điểm kinh tế Việt Nam còn nhiều khó khăn, làm việc và sống tại Nhật là một trong những điều đáng mơ ước của nhiều lao động. thiết kế nội thất chung cư
2. Cơ hội việc làm cao hơn
- Với sự hội nhập kinh tế thế giới, hiện nay nhiều địa phương và các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp FDI đã chủ động có các chính sách tuyển chọn nguồn lao động đã từng đi làm việc tại Nhật Bản bởi họ đều có những ưu thế về kinh nghiệm kỹ năng cũng như năng lực tiếng Nhật. Dưới đây là một số công việc người lao động thường lựa chọn sau khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản về nước.
- Những cơ hội việc làm của tu nghiệp sinh Nhật Bản sau khi về nước: ngoài làm việc tại các công ty Nhật tại Việt Nam, bạn cũng có thể làm việc tại những công ty chuyên về XKLĐ Nhật Bản, công ty về xuất nhập khẩu hàng hóa...với mức lương từ 12-15 triệu. Hoặc với một số vốn khá lớn tích lũy tại Nhật, bạn cũng có thể tự kinh doanh.
3. Lấy lại tiền nenkin
*  Hoàn lại tiền bảo hiểm thôi việc (Nenkin)
– Đối tượng là Tu nghiệp sinh Nhật Bản đã hoàn thành nghĩa vụ thuế ít nhất từ 6 tháng trở lên, và về nuớc duới 2 năm.
– Số tiền hoàn thuế thường trên dưới $2000, tùy theo số tiền thuế Tu nghiệp sinh đã đóng nhiều hay ít khi làm việc tại Nhật.
– Lọai này thì thường công ty của Tu nghiệp sinh có hướng dẫn cho Tu nghiệp sinh cách để có thể làm thủ tục.
– Thời gian thủ tục thường từ 3~6 tháng. Và bạn phải tự mình gửi thủ tục đi Nhật
* Tiền hoàn thuế từ số tiền trừ thuế của nenkin.
– Đối tượng là Tu nghiệp sinh đã làm xong thủ tục nhận tiền nenkin,và có trong tay giấy tsuchisho, và về nước dưới 5 năm.
– Số tiền hoàn thuế thường từ 4~6 man,tùy theo từng Tu nghiệp sinh. Loại này thì bạn không thể tự làm được mà phải ủy thác cho người Nhật đang sống bên Nhật và có thể giải quyết các thủ tục về thuế. Thời gian thủ tục từ 2~3 tháng.
– Loại này thì phải làm sau khi lọai ① hoàn thành
* Tiền hoàn một phần thuế bạn đã đóng trong suốt thời gian làm việc tại Nhật.
– Đối tượng là tu nghiệp sinh Nhật Bản chưa từng làm bất cứ giấy tờ gì liên quan đến việc xin miễn giảm thuế (như làm giấy chứng nhận gia đình có nguời thân hết độ tuổi lao động, cần đuợc chu cấp từ bạn) trong thời gian làm việc tại Nhật.
– Đối tượng là tu nghiệp sinh Nhật Bản đã về nước trong vòng 5 năm trở lại.
– Để bổ sung cho thủ tục hòan thuế lọai này bạn cần có giấy gensenchoshu sho(源泉徴収書). Bạn có thể xin trước khi về nước hoặc sau khi về nước thì phải liên hệ với người quản lý của công ty bạn làm để xin lại.
– Số tiền hoàn thuế này có thể từ 6~13man,tùy theo từng tu nghiệp sinh Nhật Bản. hoặc nhiều hơn thế nữa.
– Loại này thì không liên quan đến 2 loại trên. thiết kế nội thất
-->> Xem thêm: Thủ tục, điều kiện hoàn thuế Nenkin cho thực tập sinh sau khi về Việt Nam
Hãy liên hệ với nhân viên tư vấn của Công ty chúng tôi để biết thêm về các đơn hàng và chi phí xuất khẩu lao động Nhật Bản.  Để được tư vấn trực tiếp, mọi thông tin xin liên hệ:
Công Ty TNHH Hợp Tác Lao Động và Thương Mại Thái Bình.
Add     : 
- Văn phòng       : Số 562 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội.
- Cơ sở Đào tạo : 20/640 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội.
 Chúng tôi tự hào là Công ty xuất khẩu lao động Nhật Bản Uy tín, Chất Lượng.
Chúc các bạn thành công.
thiết kế nội thất tuấn tú



ĐIỀU LUẬT QUAN TRỌNG VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG NHẬT BẢN 2018

   Xuất khẩu lao động Nhật Bản đang là xu hướng của người lao động Việt Nam hiện nay. Với nét tương đồng về văn hóa cùng với nhu cầu tuyển dụng lao động tăng mạnh trong thời gian gần đây Nhật Bản đang trở thành thị trường xuất khẩu lao động thu hút nhiều lao động Việt Nam.  Xuất khẩu lao động Nhật Bản hiện đang là con đường đi được rất nhiều các bạn lựa chọn để thay đổi cuộc sống. Ngoài những mặt tích cực thì xuất khẩu lao động vẫn còn những mặt hạn chế. Để đảm bảo những quyền lợi của mình, các bạn thực tập sinh nên nắm rõ 13 điều luật quan trọng sau trong luật xuất khẩu lao động Nhật Bản năm 2018.
1. Điều kiện làm việc trong hợp đồng.
Điều luật 15 của Luật Lao Động tiêu chuẩn nói rõ trên hợp đồng lao động:
Người tuyển dụng lao động cần phải ghi rõ mức lương, thời gian làm việc, các điều kiện làm việc cũng như những vấn đề cụ thể khác.Nhà tuyển dụng cần phải ghi rõ những điều kiện này bằng văn bản để người được tuyển dụng có thể nắm được (tại chú thích tuyển dụng).
2. Nghiêm cấm có sự phân biệt chủng tộc dựa trên quốc tịch
Điều 3 của Luật Lao Động tiêu chuẩn quy định:
Nghiêm cấm những nhà tuyển dụng lao động tại Nhật Bản có sự phân biệt đối xử với những lao động về vấn đề lương, thời gian làm việc, các điều kiện lao động do vấn đề quốc tịch, tôn giáo hay địa vị xã hội.
3. Nghiêm cấp ép buộc lao động, bóc lột sức lao động
Theo điều 5 và 6 của Luật Lao động tiêu chuẩn:
Trừ trường hợp có sự cho phép của pháp luật, doanh nghiệp tiếp nhận không được phép ép buộc người lao động bằng các hành động vi phạm hay gợi ý trái với ý muốn của người lao động.. Ngoài ra, nhà tuyển dụng cũng không được phép kiếm lợi nhuận từ việc phỏng vấn của người này như việc kinh doanh cho sự tuyển dụng của người kia.
4. Trong hợp đồng không được phép miêu tả sự đền bù do việc vi phạm hay không thực hiện hợp đồng.
Điều 16 của Luật Lao động tiêu chuẩn có nêu:
Trong hợp đồng giữa người lao động và người tuyển dụng lao động nghiêm cấm việc miêu tả sự đền bù do vi phạm hợp đồng hoặc không thực hiện đúng hợp đồng. Mọi thủ tục pháp lý về việc phá hợp đồng sẽ được pháp luật giải quyết nếu 2 bên không thể thương lượng.
Ví dụ như: Không được phép miêu tả: Một công nhân xin nghỉ việc trước khi hoàn thành thời hạn hợp đồng sẽ bị đền bù 200.000 Yên.
5. Giới hạn việc sa thải công nhân khi mà họ đang bị thương hoặc đang chịu sự chữa trị y tế do tai nạn trong khi đang làm việc.
Điều 19 của Luật Lao Động tiêu chuẩn quy định:
Luật quy định nghiêm cấm doanh nghiệp sa thải công nhân khi lao động này đang bị thuơng hoặc đang bị ốm do công việc. Người công nhân đó có quyền vắng mặt để được chữa trị y tế và cộng thêm 30 ngày sau khi chữa trị.
6. Việc sa thải phải có lý do chính đáng và được báo trước 30 ngày
Nội dung này được quy định trong điều 20 và 21 của Luật như sau:
Nếu nhà tuyển dụng muốn đơn phương sa thải công nhân đang làm việc thì họ phải đưa ra được lý do chnh đáng và thông báo trước cho người lao động ít nhất 30 ngày. Trong trường hợp thông báo không đủ 30 ngày, nhà tuyển dụng phải trả lương những ngày còn lại cho người lao động và số lương tối thiểu phải bằng với số lương theo như quy định của pháp luật. Tuy nhiên, việc trả lương này sẽ không được áp dụng với những trường hợp nhà tuyển dụng không còn có khả năng tiếp tục thực hiện công việc kinh doanh vì những lý do bất khả kháng như thiên tai…
Nếu lỗi thuộc về người lao động thì nhà tuyển dụng có quyền sa thải. Đối với trường hợp này, nhà tuyển dụng cần phải xin được phép sa thải bằng văn bản thông báo sa thải của người đứng đầu Văn phòng giám sát Luật Lao Động tiêu chuẩn.
7. Hình thức trả lương
Điều 24 của Luật Lao Động tiêu chuẩn yêu cầu:
Công ty phải trả lương bằng tiền đầy đủ và trực tiếp cho người lao động ít nhất một tháng một lần vào các ngày quy định. Bên cạnh đó, các khoản như thuế phát sinh từ thu nhập, bảo hiểm lao động, bảo hiểm y tế và những khoản khác theo thỏa thuận trên hợp đồng sẽ được khấu trừ trực tiếp vào khoản lương này.
8. Mức lương tối thiểu
Được quy định tại điều 5 của Luật:
Mức lương mà công ty tiếp nhận trả cho người lao động không được phép ít hơn mức lương tối thiểu. Mức lương tối thiểu sẽ được quy định tùy theo từng khu vực và ngành nghề.
Từ năm 2017 mức lương tối thiểu tại 47 tỉnh thành Nhật Bản tăng mạnh.
9. Thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi
Theo điều 32, điều 40 của Luật Lao động:
Đối với thời gian làm việc, doanh nghiệp tiếp nhận không được quy định thời gian làm việc của người lao động vượt quá 8 tiếng/ngày hoặc 40 tiếng/tuần (một số ngành nghề cụ thể không được làm quá 44 tiếng một tuần).
Điều 35 của Luật Lao Động tiêu chuẩn:
Ngoài ra, doanh nghiệp cần phải cho người lao động nghỉ ít nhất 1 ngày/tuần hay 4 ngày/4 tuần. 
Ở một số ngành nghề mang tính đặc thù, công việc có thể bận rộn mang tính thời vụ. Luật Lao động cho phép áp dụng phương thức điều chỉnh thời gian làm việc trong thời gian cao điểm có thể làm quá 8 tiếng/ngày, 40 tiếng/tuần trong thời gian cụ thể. Việc điều chỉnh vẫn phải đảm bảo nguyên tắc:
+ Doanh nghiệp phải hoàn tất thủ tục và được sự chấp thuận của các cơ quan thẩm quyền cho phép áp dụng phương thức điều chỉnh giờ làm.
+ Số ngày làm việc trong năm: không vượt quá 280 giờ/năm.
+ Số giờ làm việc tối đa mỗi ngày: Không vượt quá 10 giờ/ngày.
+ Số giờ làm việc tối đa trong tuần: Không vượt quá 52 giờ/ tuần.
+ Nếu chia kế hoạch theo từng giai đoạn dài 3 tháng thì số tuần làm việc không vượt quá 48 giờ/tuần và không vượt quá 3 tuần trong mỗi giai đoạn.
+ Tối thiểu bố trí một ngày nghỉ trong tuần cho mỗi lao động.
Các doanh nghiệp phải cho người lao động nghỉ giải lao giữa giờ tối thiểu là 45 trong trường hợp thời gian lao động một ngày không vượt quá 6 giờ và ít nhất là 60 phút trong trường hợp thời gian lao động một từ 8 giờ trở lên. thiết kế nội thất phòng ngủ
10. Quy định về làm thêm giờ, làm đêm, làm vào ngày nghỉ
Quy định tai điều 37 của Luật Lao động tiêu chuẩn:
Đối với giờ làm việc ngoài thời gian quy định trong hợp đồng sẽ được tính như sau:
- Tăng ca, làm thêm giờ: sẽ được tính 1,25 lần mức lương cơ bản
- Làm thêm vào ngày nghỉ: sẽ được 1,35 lần mức lương cơ bản
- Khi thời gian làm thêm vào buổi đêm (sau 10 giờ tối đến 5 giờ sáng) sẽ được tính thêm 25% trở lên của thời gian làm việc bình thường trong những ngày làm việc trong tuần.
11. Kỳ nghỉ trong năm
Điều 39 Luật Lao động tiêu chuẩn:
Các công ty phải cho người Lao Động kỳ nghỉ phép hàng năm nếu người lao động làm việc cho nhà tuyển dụng liên tục trong vòng 6 tháng và đã làm việc 80% trở lên của lượng thời gian làm việc thông thường vào các ngày thông thường trong tuần.
(Số lượng ngày nghỉ trong năm phụ thuộc vào thời gian làm việc của người Lao Động tại công ty. Đối với năm đầu tiên phục vụ, thời gian nghỉ phép năm theo Luật được quy định là 10 ngày).
>> Xem ngay bài viết: Ngày nghỉ lễ của Nhật Bản mà thực tập sinh cần biết
12. Quy định về hoàn trả tiền đối với lao động
Điều 23 của Luật Lao Lao động tiêu chuẩn:
Khi lao động người nước ngoài chết hoặc từ chức khỏi công việc đang làm thì doanh nghiệp phải trả lại tất cả những khoản tiền thuộc về sở hữu của người lao động  trong vòng 7 ngày theo như yêu cầu của người có thẩm quyền. Nhà tuyển dụng không được giữ hộ chiếu hay giấy chứng nhận đăng ký cư trú của người nước ngoài. thiết kế nội thất chung cư vinhomes ocean park
>> Xem ngay bài viết Cách lấy lại tiền Nenkin tại Nhật Bản
13. An toàn sức khỏe lao động
Điều 59, điều 66 của Luật an toàn sức khỏe và Lao Động công nghiệp có nêu:
Để đảm bảo an toàn và sức khỏe cho người Lao Động, thì luật quy định doanh nghiệp tiếp nhận phải áp dụng các biện pháp phòng ngừa tăng cường sức khỏe cho người lao động như việc giáo dục an toàn sức khỏe Lao Động trong thời gian tuyển dụng, kiểm tra sức khỏe định kỳ tối thiểu 1 năm 1 lần,…
Đó là những điều quan trọng nhất các bạn cần biết và hiểu rõ về Luật Lao Động ở Nhật. Bởi vì những điều luật này sẽ ảnh hưởng trực đến quyền lợi của các bạn trong 3 năm sinh sống và làm việc tại Nhật Bản. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về điều luật.
Hãy liên hệ với nhân viên tư vấn của Công ty chúng tôi để biết thêm về các đơn hàng và chi phí xuất khẩu lao động Nhật Bản.  Để được tư vấn trực tiếp, mọi thông tin xin liên hệ:
Công Ty TNHH Hợp Tác Lao Động và Thương Mại Thái Bình.
Add     : 
- Văn phòng       : Số 562 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội.
- Cơ sở Đào tạo : 20/640 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội.
 Chúng tôi tự hào là Công ty xuất khẩu lao động Nhật Bản Uy tín, Chất Lượng.
Chúc các bạn thành công.
 thiết kế nội thất tuấn tú




Thứ Sáu, 12 tháng 10, 2018

CÁC NGÀY NGHỈ LỄ CỦA NHẬT BẢN

 Xuất khẩu lao động Nhật Bản đang là xu hướng của người lao động Việt Nam hiện nay Với những nét tương đồng về văn hóa cùng với nhu cầu tuyển dụng lao động tăng mạnh trong thời gian gần đây Nhật Bản đang trở thành thị trường xuất khẩu lao động xuất khẩu lao động thu hút nhiều lao động Việt. Với thu nhập ở mức khá, chế độ tốt cho người lao động. Các bạn trẻ khi bắt đầu đi du học hay xuất khẩu lao động Nhật Bản nên biết đến các ngày nghỉ lễ- hay còn gọi là ngày lịch đỏ trong năm của nước Nhật để có thể chủ động hơn trong việc xây dựng kế hoạch học tập và làm việc. Ngoài ra đây cũng là một cách tìm hiểu nền văn hóa của xứ sở mặt trời mọc giúp bạn thích nghi tốt hơn với môi trường sống và làm việc tại Nhật Bản. Có 15 đợt nghỉ lễ được quy định bởi pháp luật Nhật Bản. Nếu như đợt nghỉ lễ đó rơi vào ngày Chủ Nhật thì ngày thứ Hai kế tiếp sẽ là ngày được nghỉ bù. Nếu một ngày nằm xen giữa hai đợt nghĩ lễ thì ngày đó cũng được nghỉ. Danh sách các ngày lịch đỏ của Nhật Bản như sau:
1. Tết Nguyên đán (Tết Dương Lịch) 
Đây là ngày lễ quan trọng nhất ở Nhật Bản.
Kể từ khi có cuộc Duy Tân Minh Trị do Thiên Hoàng Meiji tiến hành thành công vào năm 1868, nước Nhật đã có truyền thống đón mừng Tết Nguyên Đán theo năm mới dương lịch như các nước phương Tây thay vì theo âm lịch. 
- Thông thường, người dân Nhật Bản bắt đầu chuẩn bị năm mới từ ngày 31/12 của năm cũ.
- Có khá nhiều công ty cho nhân viên nghỉ từ ngày 30 Tết đến hết ngày mồng 3 tháng 1.
- Họ sẽ bắt đầu làm việc trong năm tiếp theo từ ngày mùng 4 nhưng không khí Tết nhiều khi còn kéo dài đến tận ngày Lễ trưởng thành dành cho những thanh niên nam nữ tròn 20 tuổi. Nếu được dịp ghé thăm Nhật Bản, đặc biệt vào dịp sát Tết nguyên đán này theo phong tục của người Nhật Bản các bạn nên mua 1 chiếc bùa may mắc hoặc có thể tự tay làm bởi bùa may mắn ở Nhật bản không bao giờ hết linh thiêng
2. Lễ trưởng thành (Thứ hai của tuần thứ 2 tháng 1)
Trước đây là ngày 15 tháng 1 nhưng hiện nay được chuyển thành ngày Thứ Hai của tuần thứ 2 tháng 1. Đây là ngày lễ dành riêng cho cácthanh niên tròn 20.
Ngày lễ trưởng thành có nguồn gốc từ cổ xưa của Nhật Bản và chính thức được tổ chức từ năm 1948.
Ngoài ý nghĩa để chúc mừng, động viên và khuyến khích thanh niên Nhật Bản nhận thức về sự trưởng thành thì lễ hội đánh dấu là lúc các bạn trẻ cần phải thoát ra khỏi cuộc sống bao bọc của gia đình.
Giới trẻ Nhật Bản háo hức với Lễ Trưởng Thành
3. Ngày Quốc Khánh (11 tháng 2)
Quốc khánh Nhật Bản rơi vào ngày 11 tháng 2. Đây được xem là 1 trong 4 ngày lễ lớn nhất tại Nhật Bản.
Theo lịch sử Nhật Bản, vào ngày này năm 660 trước Công Nguyên, Thiên Hoàng đầu tiên của Nhật chính thức đăng quang. Ngày Quốc khánh Nhật Bản được tổ chức rất long trọng với nhiều lễ hội và các đoàn diễu hành.
          4. Ngày Xuân phân (20 hoặc 21 tháng 3)
Ngày xuân phân được xem là ngày lễ hội được tổ chức ở nhiều nơi trên thế giới, tại Nhật Bản đây là một trong những ngày lễ chính thức của quốc gia để mọi người đi tảo mộ và đoàn tụ gia đình. Ngày xuân phân rơi vào 20 hoặc 21 tháng 3 hàng năm. Nếu các bạn làm việc tại Nhật không thể đoạn tụ gia đình hãy có kế hoạch khác, như đi khám phá danh lam thắng cảnh, ngắm hoa anh đào,...
5. Ngày Chiêu Hòa (29 tháng 4)
Được tổ chức vào ngày 29 tháng 4, đây là ngày sinh của cố Hoàng đế Chiêu Hoà. Trước năm 2007 ngày này được gọi là ngày Xanh. Sau khi Hoàng đế Chiêu Hòa tạ thế người ta lấy ngày này làm ngày lễ giữ gìn màu xanh của thiên nhiên (hiện nay người ta kỷ niệm ngày này vào ngày mồng 4 tháng 5). Ngày Chiêu Hòa là một phần của Tuần Lễ Vàng (Golden Week ).
Hirohito - Vị Nhật Hoàng trị vì lâu nhất.
          6. Ngày Hiến pháp (3 tháng 5)
Bắt đầu từ ngày 3 tháng 5 năm 1947, để kỷ niệm ngày hiến pháp Nhật Bản được thiết lập, đánh dấu một sự kiện quan trọng với đất nước, một thể chế mới được ban hành và có hiệu lực sau thế chiến thứ hai.
7. Ngày lễ dân tộc (4 tháng 5)
Còn được gọi là ngày Xanh, rơi vào ngày 4 tháng 5. Từ năm 2006 trở về trước, ngày Xanh được kỷ niệm vào ngày sinh của cố Hoàng Đế Chiêu Hòa 29 tháng 4 như nói trên vì ông Vua này rất yêu cây cối và thiên nhiên. Đây không phải là ngày đặc biệt gì cả, bởi vì ngày 3 tháng 5 là ngày nghỉ nên ngày này cũng được lấy làm ngày nghỉ. Ngày 4 tháng 5 cũng là một phần của Tuần Lễ Vàng.
8. Ngày Tết thiếu nhi (5 tháng 5)
Ngày Tết thiếu nhi (Kodomo no hi) được diễn ra vào mùng 5 tháng 5 (khác với nước ta là ngày mùng 1 tháng 6). Đây là ngày lễ để cầu cho sức khỏe và hạnh phúc của trẻ em.
Ngày này còn được gọi là ngày lễ "Đoan ngọ", ngày lễ dành riêng cho trẻ em là con trai diễn ra vào ngày 05/05 âm lịch. Từ khi Nhật bản chuyển sang sử dụng lịch Dương lịch thì ngày này cũng được đổi sang ngày 5/5 Dương lịch. Người ta thường treo cờ cá chép vào ngày này (cùng với ngày của các bé trai là ngày của các bé gái, đó là ngày 03/03). Ngày này cũng là một phần của Tuần Lễ Vàng.
9. Ngày của biển (Thứ hai của tuần thứ 3 tháng 7)
Ngày này đánh dấu việc Hoàng Đế Meiji trở về an toàn sau chuyến đi Hokkaido trên một con thuyền năm 1876. Ngày của biển được tổ chức để cảm ơn những gì mà biển đã ban tặng cũng như nhằm nâng cao ý thức của người dân Nhật về tầm quan trọng của biển với sự tồn tại và phát triển của quốc gia này. Ngày này đánh dấu việc Hoàng Đế Meiji trở về an toàn sau chuyến đi Hokkaido trên một con thuyền năm 1876. Ngày của biển được diễn ra vào ngày thứ Hai của tuần thứ 3 trong tháng 7 và được chọn làm quốc lễ của Nhật Bản bắt đầu từ năm 1996.
10. Tuần lễ Obon (13 đến 15 tháng 7 Âm lịch)
Đây không phải là ngày lễ quốc gia nhưng Tuần lễ này là 1 trong ba kỳ nghỉ dài nhất trong năm của người Nhật bên cạnh kỳ nghỉ Tết và kỳ nghỉ " Tuần Lễ Vàng". Lễ Obon còn gọi là lễ Lễ Vu lan (hay còn gọi là Lễ xá tội vong nhân vào dịp rằm tháng Bảy âm lịch hằng năm của Việt Nam) diễn ra từ ngày 13 đến ngày 15 tháng 7 âm lịch (tháng 8 dương lịch). Nhiều người kết hợp nghỉ Obon và nghỉ hè để thời gian nghỉ được liên tục. Đây cũng là lễ Phật, với người Nhật Bản, đạo Phật có ý nghĩa rất quan trọng, lễ Phật cầu nguyện cho bình yên, an lạc trong cuộc sống. Vào kỳ nghỉ lễ Obon, các  gia đình Nhật Bản thường quây quần lại với nhau trong một đợt nghỉ khá dài. Kỳ nghỉ này thực sự là những ngày gia đình đối với những người Nhật Bản. Trong dịp này, hầu hết những người đang ở xa đều về thăm cha mẹ, ông bà của mình, hoặc đi viếng mộ những người thân trong gia đình. Đây còn là lễ hội của toàn nước Nhật, mang sắc màu linh thiêng và một chút huyền bí được tổ chức tại cố đô Kyoto thơ mộng. 

Lễ hội Obon mang ý nghĩa là linh hồn của những người đã khuất sẽ quay trở lại nơi trần thế, nó cũng giống như ngày rằm tháng bảy là ngày Xá tội vong nhân (hay còn gọi là Lễ Vu lan) ở nước ta. Việt Nam ta có tục đốt vàng mã để dâng đến Tổ tiên, ông bà và những người đã khuất, thì ở Nhật Bản phong tục này cũng gần như vậy. Đồ cúng của các gia đình Nhật Bản là những chiếc bánh khảo, làm từ bột gạo nhiều màu sắc cùng với những giỏ hoa quả gồm nhiều chủng loại được trình bày rất đẹp mắt. Trong dịp lễ Obon, một số lễ hội pháo hoa lớn cũng được tổ chức ở các nơi trên đất nước Nhật Bản.Nhiều hoạt động tín ngưỡng được người Nhật Bản tổ chức để kỷ niệm Lễ hội Obon này. Đặc biệt nhất là Lễ dâng lửa để soi đường cho linh hồn của những người đã khuất quay trở về trời (sau khi ghé về thăm trần thế trong dịp Obon) vào đêm 16 tháng 8. Lễ hội này thu hút rất nhiều người Nhật Bản cũng như du khách từ khắp các nơi trên thế giới đến chiêm ngưỡng. Trong Lễ dâng lửa linh thiêng này, 5 đám lửa lớn sẽ được đốt lên lần lượt ở trên 5 ngọn núi xung quanh Kyoto trong khoảng một giờ đồng hồ. Đây chính là hình ảnh tuyệt vời giữa đêm mùa hè của Cố đô Nhật.
11. Ngày kính lão (Thứ hai của tuần thứ 3 tháng 9)
 Ngày kính lão diễn ra vào thứ 2 của tuần thứ 3 tháng 09 hàng năm. Đây là ngày người Nhật dành để tạ ơn những đóng góp của người cao tuổi cho xã hội và mừng cho họ sống lâu. Tại nhiều nơi ở Nhật Bản, người dân thường tụ tập ca múa hát để vui cùng người có tuổi và dạy cho trẻ em cách làm quà lưu niệm thủ công cho ông bà và các cụ trong gia đình.
12. Ngày thể dục thể thao (Thứ hai của tuần thứ 2 tháng 10)
Ngày hội này chính thức được ra đời từ năm 1966 nhằm kỷ niệm cho Olympic Tokyo 1964. Đây là ngày lễ nhằm khuyến khích phong trào luyện tập thể dục thể thao. Ngày này trước đây được tổ chức vào ngày 10 tháng 10 nhưng hiện đã chuyển sang ngày thứ 2 của tuần thứ 2 của tháng 10.
          13. Ngày văn hóa của Nhật Bản (3 tháng 11)
Mồng 3 tháng 11. Ngày lễ khuyến khích cho sự trấn hưng và phát triển của nền văn hóa truyền thống và. Vào ngày này, các trường học và chính phủ Nhật lựa chọn và ken thưởng những người có thành thích đặc biệt xuất sắc.

Sôi nổi với ngày văn hóa tại Nhật Bản
14. Ngày lễ tạ ơn người lao động (23 tháng 11)
Là ngày lễ nhằm đề cao giá trị của sức lao động và cảm tạ cho một vụ mùa bội thu. Ngày lễ này thường được tổ chức vào ngày 23 tháng 11 khi vụ mùa kết thúc, người dân dân hiến tặng những sản vật mới thu hoạch nhằm tỏ lòng kính trọng thánh thần. Ngày này tương đương với ngày lễ Tạ ơn - Thanks Giving của phương Tây. 
15. Ngày lễ sinh nhật của Nhật Hoàng  (23 tháng 12)
Ngày 23 tháng 12 là ngày lễ sinh nhật của Nhật hoàng Akihito hiện nay, ngày này sẽ tiếp tục chừng nào Nhật hoàng còn sống và trị vì đất nước.
Chúc các bạn có một kỳ nghỉ lễ vui vẻ. 
Hãy liên hệ với nhân viên tư vấn của Công ty chúng tôi để biết thêm về các đơn hàng và chi phí xuất khẩu lao động Nhật Bản.  Để được tư vấn trực tiếp, mọi thông tin xin liên hệ:
Add     : 
- Văn phòng       : Số 562 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội.
- Cơ sở Đào tạo : 20/640 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội.
 Chúng tôi tự hào là Công ty xuất khẩu lao động Nhật Bản Uy tín, Chất Lượng.
Chúc các bạn thành công.




LỢI ÍCH CỦA THỰC TẬP SINH KHI ĐI XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG NHẬT BẢN

    Xuất khẩu lao động Nhật Bản đang là xu hướng của người lao động Việt Nam hiện nay. Với nét tương đồng về văn hóa cùng với nhu cầu tuyển dụng lao động tăng mạnh trong thời gian gần đây Nhật Bản đang trở thành thị trường xuất khẩu lao động thu hút nhiều lao động Việt. Bạn đăng kí đi thực tập sinh tại Nhật Bản, nhưng lại sợ đi thực tập sinh về không xin được việc. Có mất nhiều tiền không? Dưới đây, chúng tôi sẽ chỉ cho bạn những lợi ích khi đi thực tập sinh Nhật Bản mà không phải chương trình nào cũng có.
I. Lợi ích khi đi Thực tập sinh tại Nhật Bản
- Thực tập sinh sẽ được tham gia vào khoá đào tạo tiếng Nhật chuyên nghiệp.
- Được tham gia vào các lớp đào tạo kĩ năng làm việc do Nhật Bản tổ chức.
- Chi phí giảm khi vào các khoá huấn luyện chuyên ngành.
- Thực tập sinh có cơ hội được tham gia thử việc vào những công ty, tập đoàn nổi tiếng.
- Có cơ hội tiếp xúc và làm việc với các nền văn hoá khác nhau.
- Có cơ hội được cộng tác với các giảng viên giàu kinh nghiệm của đất nước Nhật Bản.
- Được cùng học tập và tiếp xúc với nhiều thực tập sinh trên Thế giới. Mối quan hệ mở rộng hơn.
- Thực tập sinh có cơ hội tiếp xúc, trải nghiệm với những công nghệ tiên tiến bậc nhất Thế giới.
- Được tiếp xúc với nền văn hóa đặc trưng của Nhật Bản. Học hỏi được phong cách làm việc của người Nhật, chuyên nghiệp, cẩn thận, có trách nhiệm cao.
- Được hưởng mức lương vô cùng hấp dẫn, các thực tập sinh Nhật Bản có thể tích lũy được một số tin không nhỏ để sau khi về nước phụ giúp kinh tế cho gia đình và phát triển bản thân.
- Thực tập sinh ở Nhật Bản rất ổn định và lương cao: Hiện tại, mức lương cơ bản của Thực tập sinh Nhật Bản là khoảng 130.000 đến 160.000 Yên/tháng, tương đương với 26 - 32 triệu đồng/ tháng.Cụ thể thì trong hợp đồng lương của Thực tập sinh, thu nhập được tính theo giờ khoảng 737 đến 958 yên/giờ.
- Ngoài ra, sau khi đi thực tập sinh Nhật Bản, các học viên có thể  trở về nước và có cơ hội làm việc cho các công ty có vốn đầu tư của Nhật Bản tại Việt Nam với mức thu nhập cao.
- Thực tập sinh sẽ được nâng cao năng lực nghề nghiệp của mình và đóng góp cho sự phát triển của các ngành công nghiệp và các công ty thông qua việc sử dụng các kỹ năng có được của họ sau khi trở về đất nước.
- Có cơ hội làm thêm: Ngoài công việc chính, Thực tập sinh có thể kiếm việc làm thêm nâng cao thu nhập trong chính công việc mà mình đang làm hoặc công việc kiếm ngoài.
- Sau khi hoàn thành hợp đồng tu nghiệp, về nước đúng thời hạn sẽ được hỗ trợ một khoản tiền để tái hòa nhập và phát triển sự nghiệp như sau:
Khoảng 200.000 yên, đối với thực tập sinh đi tu nghiệp theo hợp đồng tu nghiệp 01 năm.
Khoảng 600.000 yên, đối với thực tập sinh đi tu nghiệp theo hợp đồng tu nghiệp 03 năm.
- Sau khi về nước hoàn thành đủ các điều kiện về chương trình Thực tập sinh bạn có thể có cơ hội quay lại Nhật Bản du học hoặc làm việc.

II. Điều kiện để đi chương trình Thực tập sinh
Để tham gia, đăng kí chương trình Thực tập sinh Nhật Bản, bạn phải đáp ứng một số điều kiện sau đây:
- Người tuổi đủ 18 đến 35 tuổi
- Người tối thiểu phải học xong THCS
- Chưa từng xuất nhập cảnh đến Nhật Bản
- Không có tiền án tiền sự, không mắc các bệnh truyền nhiễm
- Được công ty phái cử đào tạo một khóa định hướng, đào tạo văn hóa Nhật, đào tạo một khóa tiếng Nhật với thời lượng tối thiểu 520 tiết học thì mới đi được.
-->> Xem thêm:-  Điều kiện, tham gia đi xuất khẩu lao động Nhật Bản mới nhất 2018
                          - Ngày lịch đỏ Nhật Bản
III. Quy trình đăng kí đi Thực tập sinh
  Đây là bước không thể thiếu nếu bạn muốn tham gia chương trình thực tập sinh, dưới đây là 7 quy trình đăng kí đi thực tập sinh không thể bỏ qua:
Kiếm tra đầu vào: Công ty tuyển chọn lao động tại Việt Nam thường sẽ xét theo tiêu chí: ngoại hình, thể lực, sức khỏe, bằng cấp, độ tuổi... để xem bạn có đủ điều kiện để đi hay không hay để phù hợp với đơn hàng.
- Yêu cầu về sức khỏe: bạn cần phải đáp ứng đủ điều kiện Nhật Bản quy định khi đi chương trình thực tập sinh.
- Thi tuyển, phỏng vấn trực tiếp với xí nghiệp Nhật Bản: Đến ngày thi tuyển đại diện của Việt Nam hoặc các xí nghiệp Nhật Bản sẽ sang để tuyển chọn lao động. Thực tập sinh sẽ được kiểm tra về tay nghề, phỏng vấn, thi thể lực, test IQ...
- Đào tạo nâng cao sau khi trúng tuyển: Sau khi trúng tuyển bạn sẽ được đào tạo nâng cao về kiến thức công việc, tiếng Nhật, tay nghề.
- Xin Visa/ Tư cách lưu trú cho người lao động tại Nhật Bản: Đây là điều kiện bắt buộc phải có thì bạn mới có tư cách đi chương trình thực tập sinh tại Nhật.
- Đặt vé và xuất cảnh.
- Đào tạo kỹ năng sau khi nhập cảnh Nhật Bản: Khi sang đến Nhật trong 1 tháng đầu bạn sẽ được đào tạo hướng dẫn công việc, làm quen với máy móc, quy định làm việc...

IV. Chi phí đi chương trình Thực tập sinh
Chương trình thực tập sinh Nhật Bản đã mang lại nhiều lợi ích mà ai cũng thấy được. Nhưng chi phí đi theo chương trình này cũng không hề nhỏ đối với người lao động.
Một số chi phí khi đi chương trình Thực tập sinh, bao gồm:
- Tiền ăn, ở, học
- Phí xử lý hồ sơ.
- Chứng minh bằng cấp.
- Phí chuyển phát hồ sơ sang Nhật.
- Phí chứng minh tài chính và thu nhập.
- Phí xin visa.
- Vé máy bay sang Nhật.
Nếu bạn chưa có chứng chỉ tiếng Nhật, bạn sẽ phải đăng kí một khóa học tại các trung tâm Nhật ngữ trong nước.
Hãy liên hệ với nhân viên tư vấn của Công ty chúng tôi để biết thêm về các đơn hàng và chi phí xuất khẩu lao động Nhật Bản.  Để được tư vấn trực tiếp, mọi thông tin xin liên hệ:
Công Ty TNHH Hợp Tác Lao Động và Thương Mại Thái Bình.
Add     : 
- Văn phòng       : Số 562 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội.
- Cơ sở Đào tạo : 20/640 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội.
 Chúng tôi tự hào là Công ty xuất khẩu lao động Nhật Bản Uy tín, Chất Lượng.
Chúc các bạn thành công.



Thứ Ba, 9 tháng 10, 2018

NHỮNG CÂU HỎI BẠN SẼ GẶP PHẢI KHI ĐƯỢC NGHIỆP ĐOÀN PHỎNG VẤN


   Nhật Bản là thị trường tiểm năng và thu hút sự quan tâm lớn của người lao động Việt Nam. Nhưng để được lựa chọn đi xuất khẩu lao động Nhật bản cũng không hề dễ dàng nếu bạn không có phương pháp cụ thể. Dưới đây là những phương pháp vô cùng hữu hiệu, nó sẽ giúp bạn có cơ hội trúng tuyển đơn hàng đi Nhật Bản gần như 100%. Việc trả lời phỏng vấn trước các nghiệp đoàn Nhật Bản là một bước bắt buộc trong quy trình xuất khẩu lao động Nhật Bản đối với các thực tập sinh tham gia. Qua những buổi phỏng vấn diễn ra tại công ty, chúng tôi xin được tổng hợp lại những kỹ năng và câu hỏi mà chắc chắn bạn sẽ được hỏi trong buổi phỏng vấn. Từ đó giúp các thực tập sinh cảm thấy tự tin hơn, dễ dàng ghi điểm trong mắt đối tác Nhật bản. Trước khi tham gia phỏng vấn, các bạn phải chuẩn bị đầy đủ các thủ tục giấy tờ như: giấy khám sức khỏe, hồ sơ đăng kí thi tuyển đơn hàng, học các câu chào hỏi, giới thiệu bản thân và được rèn luyện tác phong thi tuyển.
  Và lý do khiến các bạn thi trượt đó chính là bạn đã thiếu các kỹ năng khi phỏng vấn – nó là khâu quan trọng nhất quyết định bạn có được nhận vào làm hay không. Vì thế, hãy tìm hiểu về văn hóa phỏng vấn của người Nhật một cách kỹ càng để luôn tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng Nhật Bản.
  Phong thái tự tin là cái quan trọng nhất khi bạn tham gia phỏng vấn đi xuất khẩu lao động Nhật Bản. Trước khi phỏng vấn nhiều bạn thực tập sinh thường có tâm lý lo lắng và thiếu tự tin khi đối mặt với nhà tuyển dụng Nhật Bản. Trong quá trình tuyển chọn lao động cho các đơn hàng, ngoài thi tay nghề thì phỏng vấn là yếu tố quyết định. Sau đây mình xin đưa ra một số chia sẻ về kinh nghiệm phỏng vấn với người Nhật Bản, hy vọng sẽ giúp ích và hỗ trợ các bạn thực tập sinh tự tin khi phỏng vấn:

1. Trang phục, thái độ và tác phong khi phỏng vấn. 
  Khi tham gia phỏng vấn, các bạn phải ăn mặc gọn gàng, không nên nhuộm tóc (cả nam và nữ)
hoặc để tóc quá cầu kỳ, không nên đeo nhiều đồ trang sức lòe loẹt, không trang điểm đậm quá với nữ nhưng cũng không lên để mộc.
Trước khi phỏng vấn thường thì các bạn sẽ được dạy về cách đi đứng, ngồi, chào..khi tiếp xúc với nhà tuyển dụng Nhật Bản. Tuy nhiên cần lưu ý là: nghiêm túc, gọn gàng, lễ phép, ngăn nắp và có tinh thần tập thể. 
Mẹo cho 1 số bạn nha: nếu bạn thi 3 - 4 lần đều trượt thì lần sau khi phỏng vấn bạn nên tạo 1 điểm nhấn để người Nhật để ý đến bạn. Như có thể cười to, quay mặt ra chỗ khác cười, bịt mồm cười. Người Nhật hỏi thì bạn có thể nói là tôi có cảm giác sẽ được sang công ty của ông làm việc, vì vậy tôi rất vui và khi tôi vui thì tôi hay cười tự nhiên. Và thêm nữa là có thể khóc (nếu là nam thì bạn chỉ cần rớm nước mắt, sụt sịt thôi là được). Nếu người Nhật hỏi bạn vì sao khóc? Bạn lên trả lời vì tôi biết tôi có điểm yếu là hơi xấu và tôi sẽ không được ông nhận, tôi rất muốn đi nhưng thi mãi vẫn trượt vậy lên tôi rất buồn nên tôi khóc... Các bạn thử tạo một điểm nhấn nhé như vậy các bạn sẽ dễ trúng tuyển hơn.

2. Giới thiệu ngắn gọn về bản thân
Đây là câu hỏi mà nghiệp đoàn Nhật sẽ hỏi bạn đầu tiên, nghe có vẻ đơn giản nhưng lại là câu hỏi vô cùng quan trọng. Bạn nên trả lời khéo léo vào trọng tâm chính, tránh trả lời vòng vo lan man dẫn đến những câu nói mâu thuẫn với nhau. Qua câu hỏi đơn giản này mà phía công ty xuất khẩu lao động Nhật Bản sẽ đánh giá được phần nào tính cách, năng lực, trình độ để các câu hỏi sau phù hợp với khả năng của bạn.
Thật khéo léo khi trả lời phỏng vấn để dễ dàng ghi điểm trong mắt nghiệp đoàn
Người Nhật không thích những ai có thái độ trả lời  hời hợt, rụt rè, lo lắng… hay các hành động nhỏ. Do đó bạn nên trả lời với phong thái nghiêm túc vừa phải, nhìn thẳng để trò chuyện, trả lời thẳng thắn vào nội dung chính và đôi khi nên cười tươi để lắng nghe lời nhận xét, góp ý. Qua đó sẽ tránh việc mất ít thời gian nhưng vẫn cung cấp đủ thông tin và sẽ tạo được ấn tượng tốt ban đầu của bạn với chủ doanh nghiệp

3. Quá trình làm việc của bản thân và lý do tại sao lựa chọn đi XKLĐ
Câu hỏi này mang ý khả kiểm tra độ nhạy bén, trách nhiệm trong công việc của bạn và dó đó bạn phải trả lời làm sao để tạo được điểm cộng trong câu hỏi này. Việc bạn thay đôi công ty, chỗ làm liên tục trong một khoảng thời gian ngắn mà không rõ lý do thì cũng là một điều khiến người Nhật không hài lòng.
Lưu ý: Bạn không nên trả lời vì công việc cũ áp lực, vất vả, nhàm chán hay do lãnh đạo khó tính…Mà bạn nên trả lời là công việc cũ chưa đáp ứng hết khả năng làm việc của bản thân hay Tôi muốn đến môi trường làm việc chuyên nghiệp để học hỏi, nâng cao khả năng để sau này về nước có vốn kinh nghiệm giúp đỡ gia đình

4. Điểm mạnh của bạn là gì?
Khi gặp câu hỏi này bạn hãy trả lời một cách lưu loát. Hãy thể hiện sự tự tin, chân thật. Không được nói quá, tự mãn hoặc nói dối vì người Nhật rất tinh ý, họ sẽ dễ dàng nhận thấy qua ánh mắt của bạn.
Lưu ý: Bạn nên nói vào trọng tâm, trả lời một điểm mạnh nhất trong bạn và có thể có một minh họa đi kèm mà bạn đã làm được và đạt kết quả tốt. Thí dụ: Kĩ lưỡng, cẩn thận, Kiểm soát đúng lượng hàng hóa với số lượng lớn.

5. Nhược điểm của bạn là gì?
Câu này bạn cần trả lời chân thật để tránh sự mất điểm đối với phía nghiệp đoàn. Nội dung sẽ nói đến một tính cách đôi khi bạn mắc phải nhưng chủ yếu là không ảnh hưởng đến công việc
Lưu ý: Bạn hãy đề cập đến một câu chuyện để thể hiện sự biết lỗi và đã sửa được. Thí dụ như tính cách ít nói đã làm người khác không hiểu về bạn.

6. Taị sao bạn lựa chọn Nhật Bản ?
Với câu hỏi như này nhiều bạn thường trả lời quá thẳng thắn: Vì thu nhập tốt (đã nhắc tới đi XKLĐ Nhật thì ai mà chả muốn như vậy), với cách trả lời này bạn sẽ bị mất điểm đấy. Xí nghiệp Nhật có thể có mức lương cao, nhưng đặt ngược lại: Nếu thu nhập của các bạn khi sang Nhật không cao các bạn chắc chắn sẽ phát sinh ở đây, mà điều này thì tất cả các doanh nghiệp tại Nhật đều không hề mong muốn.
Hoặc nhiều bạn trả lời một cách chung chung không rõ ràng quan điểm như: “ nghe nói …. Nên tôi muốn đi Nhật”. Các bạn nên có những câu trả lời: “ Để học hỏi kinh nghiệm … “ , “ để kiếm thêm thu nhập phụ giúp gia đình “ , “ để học hỏi tiếng Nhật, yêu nước Nhật “
Bạn có chịu được vất vả hay không ?
Một điều tất yếu rằng: công việc nhàn nhã thu nhập cao thì Người Nhật Bản đã làm và không có cơ hội cho lao động xuất khẩu từ các nước kém phát triển tới như Việt Nam. Và khi được tuyển chọn thì phải trong tinh thần sẵn sàng lao động, nhưng không phải những công việc nguy hiểm, độc hại. Một cách trả lời khôn ngoan cho các bạn đối với câu hỏi này : “ Việc gì người Nhật Bản làm được, tôi cũng sẽ cố gắng làm tốt” 

7. Bạn mong muốn có được mức lương là bao nhiêu?
Đây là câu hỏi tế nhị, tương đối khó trả lời đối với những trường hợp rụt rè, nhưng cũng sẽ là điểm cộng cho việc bạn biết năng lực của mình và chính kiến đúng với những gì mình sẽ nhận lại. Và sẽ là quyết định cho việc bạn có được chọn hay không.
 Lời khuyên: Bạn nên tìm hiểu mức lương cơ bản của người đi xuất khẩu lao động Nhật Bản để có thể dễ dàng trả lời câu hỏi này, hãy lựa chọn mức lương không quá cao nhưng cũng đừng quá thấp.
thiết kế nội thất 2 ngủ chung cư vinhomes ocean park 8. Khi được hỏi: “ Các bạn có câu hỏi gì cho chúng tôi nữa không ?
Với câu hỏi này các bạn sẽ lúng túng không biết nói sao, thậm chí bứt rứt mất tự tin. Vậy thì có thể trả lời ” cảm ơn , không”, nhưng tốt nhất là nên hỏi thêm một chút về công việc sắp tới, điều này thể hiện sự quan tâm tới công việc của bạn, hỏi thêm về công ty nhưng phải ngắn gọn.
Cuối cùng bao giờ cũng phải cảm ơn nhà tuyển dụng Nhật bản, và có thể thì nói ” tôi mong muốn được làm việc cho quý công ty, xin cảm ơn và hãy giúp đỡ tôi”. Việc thể hiện tình cảm và suy nghĩ cá nhân về nước Nhật cũng khá tốt.
Thường thì khi phỏng vấn các bạn sẽ có phiên dịch viên hỗ trợ nên các bạn có thể trả lời bằng tiếng Việt nhưng phải nói to, dứt khoát và rõ ràng.
Chúc các bạn may mắn nha!
 Hãy liên hệ với nhân viên tư vấn của Công ty chúng tôi để biết thêm về các đơn hàng và chi phí xuất khẩu lao động Nhật Bản.  Để được tư vấn trực tiếp, mọi thông tin xin liên hệ:
Công Ty TNHH Hợp Tác Lao Động và Thương Mại Thái Bình.
   Add     : 
 - Văn phòng       : Số 562 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội.
 - Cơ sở Đào tạo : 20/640 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội.

  Chúng tôi tự hào là Công ty xuất khẩu lao động Nhật Bản Uy tín, Chất Lượng.
 Chúc các bạn thành công.



KỸ NĂNG PHỎNG VẤN XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG NHẬT BẢN


   Nhật Bản là thị trường tiểm năng và thu hút sự quan tâm lớn của người lao động Việt Nam. Nhưng để được lựa chọn đi xuất khẩu lao động Nhật bản cũng không hề dễ dàng nếu bạn không có phương pháp cụ thể. Dưới đây là những phương pháp vô cùng hữu hiệu, nó sẽ giúp bạn có cơ hội trúng tuyển đơn hàng đi Nhật Bản gần như 100%.

1. Học thật tốt tiếng Nhật 
Việc học tiếng Nhật trong việc đi xuất khẩu lao động Nhật Bản là rất cần thiết cho các thực tập sinh khi sang Nhật làm việc. Khi phỏng vấn các nhà chủ xí nghiệp Nhật sẽ hỏi và yêu cầu bạn trả lời 1 số câu hỏi bằng tiếng Nhật như: chào hỏi, giới thiệu về bản thân.., vì vậy các bạn lên có kiến thức cơ bản để trả lời cho tốt nha.
Học tiếng Nhật giúp bạn tự tin khi tham gia phỏng vấn

2. Thật sự tự tin khi tham gia phỏng vấn
Hãy thật sự tin tin khi bước vào một buổi phỏng vấn với nghiệp đoàn Nhật Bản để dễ dàng lọt vào mắt xanh của họ. Trong quy trình xuất khẩu lao động Nhật Bản của công ty chúng tôi, các giáo viên sẽ có trách nhiệm hướng dẫn cho thực tập sinh cách đi đứng, tác phong trào hỏi… khi gặp mặt nghiệp đoàn.
Nhiều trường hợp trước phỏng vấn thì rất tự tin nhưng đến lượt mình được tham gia phỏng vấn thì lại tỏ rõ thái độ sợ sệt và rụt rè. Đây là điểm bạn cần khắc phục triệt để, hãy thoải mái tâm lý, luôn nở nụ cười đồng thời trả lời các câu hỏi một cách ngắn gọn, đúng trọng tâm, tránh lan man.


3. Tác phong chuyên nghiệp
Người Nhật Bản họ để ý rất kỹ cử chỉ, ngoại hình của các thực tập sinh. Do đó hãy thể hiện bạn là một người chuyên nghiệp cả trong tác phong ăn mặc lẫn tác phong trong công việc và điều cần chú ý nữa là tóc tai thật gọn gàng.


4. Trình độ chuyên môn
Khi áp dụng đúng 3 bước nêu trên coi khả năng trúng tuyển đơn hàng xuất khẩu Nhật Bản của bạn đã đạt được khoảng 80% rồi. Năng lực chuyên môn cũng là một trong những yếu tố quyết định việc bạn có trúng tuyển đơn hàng hay không? Chính vì vậy hãy thường xuyên rèn luyện những kỹ năng cũng như trình độ tay nghề của mình.
Cũng có nhiều đơn hàng không yêu cầu tay nghề vì thế 3 bước trên có thể nói là điểm mấu chốt ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thi tuyển, phỏng vấn của bạn.


Chúc các bạn may mắn!
Hãy liên hệ với nhân viên tư vấn của Công ty chúng tôi để biết thêm về các đơn hàng và chi phí xuất khẩu lao động Nhật Bản.  Để được tư vấn trực tiếp, mọi thông tin xin liên hệ:
Công Ty TNHH Hợp Tác Lao Động và Thương Mại Thái Bình.
Add     : 
- Văn phòng        : Số 562 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội.
- Cơ sở Đào tạo : 20/640 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội.
 Chúng tôi tự hào là Công ty xuất khẩu lao động Nhật Bản Uy tín, Chất Lượng.
Chúc các bạn thành công.




10 THAY ĐỔI LỚN TRONG ĐIỀU KIỆN VÀ THỦ TỤC THAM GIA XKLĐ NHẬT BẢN NĂM 2018


     Những năm gần đây, Nhật Bản phải đối mặt với tình trạng già hóa dân số, số lượng người trong độ tuổi lao động giảm mạnh, chính vì vậy nhu cầu lao động ngoài nước rất lớn. Có rất nhiều chính sách được chính phủ Nhật Bản đưa ra nhằm thu hút sự quan tâm của lao động các nước như Việt Nam, Trung Quốc... Trong giai đoạn này, Nhật Bản cũng đang gấp rút chuẩn bị cho Olympic 2020, vì thế nhu cầu nguồn lao động rất lớn, đặc biệt là ở các ngành: xây dựng, cơ khí, chế biến và đóng gói thực phẩm, nông nghiệp, hộ lý và điều dưỡng. Chính vì vậy, các xí nghiệp Nhật Bản có rất nhiều chính sách hỗ trợ đối với lao động nước ngoài dẫn đến chi phí đi Nhật giảm mạnh. Năm 2018 được đánh giá là năm bùng nổ của XKLĐ Nhật Bản, chúng ta hãy cùng  tìm hiểu điều kiện đi xuất khẩu lao động Nhật Bản năm 2018 có thay đổi gì và thủ tục hồ sơ tham gia như thế nào nhé.
I. Những thay đổi về điều kiện và thủ tục XKLĐ Nhật Bản 2018
1. Độ tuổi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản năm 2018 được gia tăng
  Tùy vào từng tính chất của các đơn hàng và yêu cầu của xí nghiệp tại Nhật Bản mà biên độ tuổi tác có thể dao động khác nhau. Thông thường độ tuổi phù hợp nhất để tham gia đi xuất khẩu lao động Nhật Bản từ 19 – 32 tuổi.
Với những đơn hàng như: may mặc, xây dựng hay đơn hàng 1 năm... thì xí nghiệp Nhật Bản có thể lấy người lao động với độ tuổi được nới lỏng hơn từ 18-35 tuổi.
Năm 2018, Thabilabco tiếp nhận một số đơn hàng về ngành xây dựng, may mặc, thủy sản có thể lấy đến 38 tuổi. Đây là một trong những đổi mới giúp cơ hội đi Nhật cho lao động lớn tuổi ngày càng cao hơn. Với những ngành nghề khác nhau, các xí nghiệp Nhật Bản yêu cầu những độ tuổi của người lao động khác nhau.

2. Sẽ không yêu cầu bằng cấp, trình độ đối với thực tập sinh đi Nhật năm 2018.
   Yêu cầu tốt nghiệp THCS, THPT, Trung cấp, Cao đẳng, Đại học tùy theo tính chất công việc. Hiện tại, đối với đa số xí nghiệp Nhật Bản thường yêu cầu tối thiểu trình độ văn hóa THCS trở lên. Tùy thuộc những công việc khác nhau, yêu cầu trình độ chuyên môn của người lao động khác nhau. Đặc biệt với công việc kỹ sư, thực tập sinh cần có trình độ chuyên môn cao để làm việc tại xí nghiệp Nhật Bản.
 
Người lao động
Thực tập sinh
Kỹ sư
Bằng tốt nghiệp cấp 2, cấp 3
Bằng cao đẳng trở lên.
Đào tạo tiếng sau khi thi tuyển
Trình độ tiếng N4 trở lên.
Kinh nghiệm làm việc chỉ yêu cầu ở 1 số đơn hàng.
Có kinh nghiệm làm việc theo ngành lựa chọn.
Đơn hàng theo 4 ngành:
- Ngành nông nghiệp
- Ngành xây dựng
- Ngành thực phẩm.
- Ngành cơ khí
Đơn hàng:
- Kỹ sư IT
- Kỹ sư xây dựng
- Kỹ sư cơ khí

Hiện tại chương trình đi Nhật có 2 dạng:
+ Đi theo diện thực tập sinh (Xuất khẩu lao động):  Không yêu cầu về tiếng, không yêu cầu kinh nghiệm , thời hạn hợp đồng bình thường từ 1 - 3 năm, có thể gia hạn thêm 5 năm.
Nếu bạn muốn không có bằng cấp, không có trình độ tay nghề, không có tiếng thì hãy yên tâm, cơ hội đi Nhật trong năm 2018 của bạn vẫn còn rất nhiều đấy.-
+  Đi theo diện kỹ sư: Yêu cầu về bằng cấp, kinh nghiệm làm việc và tiếng Nhật.
3. Tiêu chuẩn về ngoại hình bớt khắt khe hơn trong năm 2018
  Khi đi làm việc tại Nhật, các xí nghiệp Nhật Bản tuyển dụng có những yêu cầu khác nhau về ngoại hình của người lao động. Hãy xem ngoại hình đi Nhật năm 2018 có khác gì so với năm 2017 không nhé:
 

Năm 2017
Năm 2018
Nam
Cao trên 1m60, nặng trên 50 kg
Cao trên 1m55, nặng từ 48-50 kg
Nữ
Cao 1m50, nặng 45 kg
Cao từ 1m48, nặng từ 40-42 kg

Điều kiện đi XKLĐ Nhật Bản năm 2018 đối với từng đơn hàng sẽ khác nhau, các đơn hàng công xưởng thì yêu cầu và điều kiện sẽ cao hơn so với các đơn hàng ngoài công trường. Tham khảo bằng ảnh sau.

4. Tiêu chuẩn sức khỏe để đi Nhật năm 2018 giảm xuống
Thể lực sức khỏe tốt, không mắc các bệnh truyền nhiễm, viêm gan B… những căn bệnh chính phủ Nhật Bản cấm yêu cầu nhập cảnh. Vì vậy, với những người lao động bị mắc những bệnh này thì sẽ không đủ điều kiện về sức khỏe sang Nhật Bản làm việc. 
Để hiểu rõ hơn về các nhóm bệnh bị cấm đi xuất khẩu lao động Nhật Bản. Bạn đọc tham khảo thêm bài viết: 13 nhóm bệnh không đủ điều kiện đi xuất khẩu lao động Nhật Bản2018.
Tuy nhiên trong năm 2018, yêu cầu về sức khỏe của lao động được giảm xuống ví dụ:
- Mù màu vẫn có thể tham gia các đơn hàng tại Nhật.
- Có hình xăm vẫn đăng ký và thi tuyển các đơn hàng xây dựng.
- Các vấn đề về sức khỏe, bệnh truyền nhiễm khi chữa khỏi vẫn đủ điều kiện đăng kí như người bình thường...
5.  Yêu cầu về hồ sơ xin đi Nhật năm 2018 sẽ đơn giản hơn
-  Đối với năm 2017, yêu cầu lao động phải chưa từng xin Visa đi Nhật Bản nhưng năm 2018, lao động có thể làm mới hoặc gia hạn visa theo sự bảo lãnh của các xí nghiệp Nhật Bản.
-  Người lao động phải hoàn thiện đầy đủ các loại hồ sơ, giấy tơ được công ty xuất khẩu lao động yêu cầu trước khi nhập cảnh như: hộ chiếu, Visa,…
Để biết thêm thông tin về tổng hợp các loại giấy từ cần thiết khi tham gia XKLĐ, bạn đọc tham khảo thêm bài: Hướng dẫn làm hồ sơ đi xuất khẩu lao động Nhật Bản.
6. Các đơn hàng năm 2018 sẽ không yêu cầu kinh nghiệm.
 Tùy từng xí nghiệp tiếp nhận, từng đơn hàng tuyển chọn lao động mà sẽ có những yêu cầu về kinh nghiệm làm việc khác nhau. Thông thường, chỉ có 30% đơn hàng yêu cầu kinh nghiệm làm việc như: kinh nghiệm may từ 2 năm trở lên, kinh nghiệm làm tiện 1 năm, kinh nghiệm làm hàn 6 tháng,… Tay nghề là một trong những yếu tố khá quan trọng quyết định việc bạn có dễ dàng trúng tuyển các đơn hàng hay không. Đơn hàng không yêu cầu kinh nghiệm chiếm 70%, những đơn hàng này chỉ cần lao động chăm chỉ, chịu khó, có ý thức tốt. Một số đơn hàng thuộc ngành xây dựng, ngành chế biến thực phẩm, ngành nông nghiệp, ngành điện tử..
  
Sự khác biệt lựa chọn đơn hàng theo kinh nghiệm của các đơn hàng đi Nhật năm 2018


Năm 2017
Năm 2018
Đơn may mặc
Yêu cầu nữ có kinh nghiệm may mặc 2 năm trở lên, may hoàn thiện sản phẩm
Kinh nghiệm may từ 6 tháng đến 1 năm, có thể may công đoạn...
Đơn cơ khí
Yêu cầu kinh nghiệm tay nghề ít nhất 1 năm, đã từng làm công xưởng về cơ khí
Chỉ cần làm về cơ khí như hàn, tiên.. đảm bảo mối hàn đẹp khi thực hành
Đơn hàng công xưởng
Có kinh nghiệm làm việc trong công xưởng
Không yêu cầu
Đơn hàng xây dựng
Yêu cầu sức khỏe, có kinh nghiệm làm xây dựng
Không yêu cầu
7. Chi phí tài đi Nhật năm 2018 sẽ giảm?
Mức chi phí đi xuất khẩu lao động tại Nhật Bản sẽ phụ thuộc vào từng đơn hàng, mức lương và thời gian theo hợp đồng lao động. .
Người lao động phải chuẩn bị đầy đủ tài chính và phải nộp trước khi xuất cảnh (tự có hoặc vay vốn ngân hàng), các khoản chi phí này ở mỗi công ty xuất khẩu lao động là khác nhau, hoặc tùy theo mỗi đơn hàng tuyển dụng sẽ khác nhau.
Năm 2018 được dự báo là một năm bùng nổ của XKLĐ Nhật Bản khi số lượng người xuất cảnh năm 2017 đặt hơn 120.00 người. Cũng chính vì thế chi phí đi Nhật năm 2018 sẽ giảm mạnh.




8. Nhiều cơ hội tham gia các đơn hàng mới
Năm 2018, có một sự thay đổi lớn và tạo thêm nhiều cơ hội cho các bạn làm việc tại Nhật Bản khi JITCO đã chính thức tăng từ 66 ngành lên 77 ngành được cấp phép tại thị trường xuất khẩu lao động Nhật Bản.
Một điểm đáng lưu ý khi trước đây các ngành như hộ lý, điều dưỡng... chỉ do Bộ Lao động thương binh và xã hội tổ chức tuyển chọn thì năm nay các công ty tư nhân có thể tổ chức đăng kí thi tuyển. Cơ hội của các bạn làm trong ngành này được làm việc tại Nhật cao hơn mọi năm rất nhiều.
9. Có thể quay lại Nhật lần 2 trong năm 2018
Một điều vui mừng với lao động Việt Nam trong năm 2018 đó là việc phép gia hạn hợp đồng lên 5 năm có có nhiều cơ hôi đi Nhật lần 2.
10. Một số điều kiện khác khi đi XKLĐ Nhật Bản 2018
- Ứng viên cần có đầy đủ năng lực, hành vi dân sự
- Không thuộc diện cấm xuất nhập cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Là người có ý thức chấp hành pháp luật, tư chất đạo đức tốt. Không có tiền án, tiền sự...
- Chưa từng tham gia chương trình thực tập sinh kỹ năng trước đó, chưa từng xin visa đi Nhật.

II. Quy trình tham gia xuất khẩu lao động Nhật Bản năm 2018
  Bước 1: Sơ tuyển đầu vào đối với người lao động
 Các công ty xuất khẩu lao động tiến hành tuyển chọn lao động xem có phù hợp với đơn hàng ứng viên định ứng tuyển theo những tiêu chí chung như:
- Ngoại hình
- Thể lực
- Sức khỏe
- Bằng cấp
- Độ tuổi
- Ý thức, kỷ luật,…
Bước 2: Khám sức khỏe
Đủ điều kiện tham gia chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản khi bạn không mắc 1 trong 13 nhóm bệnh: Tim mach, hô hấp, tiêu hóa, nội tiết, thận và tiết niệu, thần kinh, tâm thần, cơ quan sinh dục, cơ xương khớp, da liễu và hoa liễu, mắt, tai mũi họng, răng hàm mặt.
Bước 3: Đào tạo định hướng trước khi thi tuyển
Thực tập sinh sẽ được tham gia một khóa đào tạo định hướng trong vòng 1 tháng về công việc làm tại Nhật.
Nội dung đào tạo gồm:
- Định hướng công việc phù hợp
- Giới thiệu về văn hóa, tác phong làm việc của người Nhật
- Hướng dẫn chuẩn bị phỏng vấn, thi tuyển
- Đào tạo cơ bản về ngành nghề
- Đào tạo căn bản tiếng Nhật phục vụ phỏng vấn, thi tuyển
Bước 4: Thi tuyển, phỏng vấn trực tiếp
Hầu hết các doanh nghiệp Nhật Bản đều cử người sang Việt Nam tuyển chọn trực tiếp lao động, đối với một số công ty không thu xếp được thời gian sang Việt Nam tuyển chọn thông thường vẫn giao phó lại cho nghiệp đoàn – cơ quan trực tiếp quản lý thực tập sinh kỹ năng trong thời gian làm việc 3 năm tại Nhật Bản.
Tất cả ứng viên sẽ trải qua các bài test kỹ năng, tay nghề, IQ...Những bạn trúng tuyển sẽ được đào tạo nâng cao cả về kiến thức công việc, tiếng Nhật và tay nghề để đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng.
Bước 5: Đào tạo nâng cao
Những thực tập sinh trúng tuyển sau bước 4 sẽ được học tập tiếp tại trung tâm đào tạo để nâng cao cả kiến thức lẫn tay nghề giúp đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của doanh nghiệp Nhật.
Thời gian đào tạo dựa theo yêu cầu của xí nghiệp tiếp nhận Nhật Bản, thường trong khoảng 3-5 tháng.
Bước 6: Xin visa/ thị thực Nhật Bản
Doanh nghiệp tiếp nhận người lao động sẽ làm thủ tục nộp đơn xin cấp thị thực tại Đại sứ quán Nhật Bản theo dạng visa hoặc giấy phép lao động.
Bước 7: Đặt vé và xuất cảnh
Công ty sẽ hoàn tất các thủ tục đặt vé và xuất cảnh cho thực tập sinh
Bước 8: Đào tạo sau khi nhập cảnh tại Nhật Bản
- 1- 2 tuần: Người lao động khi sang Nhật trong tháng đầu tiên sẽ được hướng dẫn thích nghi với môi trường, sinh hoạt, đi lại, tàu xe, ngân hàng.
- 2 - 6 tuần: Phía doanh nghiệp Nhật sẽ hướng dẫn  lao động trong công việc, tiếp cận máy móc, trang thiết bị, an toàn lao động,…

III. Đi Nhật năm 2018 cần chuẩn bị những hồ sơ gì?
1. Ảnh: 12 ảnh 3x 4, 12 ảnh 4x6
2. Sơ yếu lý lịch ( Xác nhận của UBND xã, phường) 2 bản.
3. Sổ hộ khẩu, CMND, Giấy khai sinh ( Bản sao, chứng thực) : 02 bản.
4. Các giấy tờ văn bằng, chứng chỉ (Bản sao, chứng thực) 02 bản
5. Đơn tự nguyện xin đi thực tập kỹ năng tại Nhật Bản: 01 bản
6. Xác nhận nhân sự ( Theo mẫu của Công an địa phương), đóng dấu giáp lai vào ảnh trên giấy xác nhận nhân sự cả địa phương.
(Theo mẫu quy định, do Công an địa phương cấp, ko được viết tay. có xác nhận của UBND xã, phường nơi thực tập sinh cư trú) bắt buộc dán ảnh 4*6 vào ô dán ảnh, mang đóng dấu giáp lai vào bảnh: một bản
7. Xác nhận tình trạng hôn nhân: Trong trường hợp đã kết hôn thì photo giấy chứng nhận kết hôn (có chứng thực của UBND xã, phường): 01 bản.
8. Dịch thuật những bằng cấp sang tiếng Anh: từ cấp 3 trở lên, dịch thuật 02 bản.
9. Học bạ (Nếu có): 01 bản
Bài viết trên đây đã tổng hợp cho bạn về những điều kiện đi xuất khẩu lao động Nhật Bản và thủ tục hồ sơ tham gia chương trình này. Hi vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn.
Hãy liên hệ với nhân viên tư vấn của Công ty chúng tôi để biết thêm về các đơn hàng và chi phí xuất khẩu lao động Nhật Bản.  Để được tư vấn trực tiếp, mọi thông tin xin liên hệ:
Công Ty TNHH Hợp Tác Lao Động và Thương Mại Thái Bình.
Add     : 
- Văn phòng       : Số 562 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội.
- Cơ sở Đào tạo : 20/640 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội.
 Chúng tôi tự hào là Công ty xuất khẩu lao động Nhật Bản Uy tín, Chất Lượng.
Chúc các bạn thành công.




THỰC TẬP SINH NHẬT BẢN VỀ NƯỚC

   Hiện nay thì chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản đươc gọi là "thực tập sinh kĩ năng" , đây là một chương trình hợp tác g...