Thứ Tư, 19 tháng 9, 2018

NHỮNG MÓN ĂN SIÊU NGON NÊN THỬ MỘT LẦN KHI ĐI DU LỊCH NHẬT BẢN


   Những món ăn siêu ngon nên thử một lần khi du lịch Nhật Bản
        Nhật Bản với một nền văn hóa ẩm thực đặc sắc, chắc chắn sẽ hút hồn tất cả các du khách du lịch Nhật Bản khi đến với đất nước này. Hãy cũng tourquocte.vn tìm hiểu nền văn hóa ẩm thực của Nhật Bản qua những món ăn sau nhé. 
1. Sushi  
Sushi là món ăn Nhật Bản đã trở nên không quá xa lạ với người Việt Nam, tuy nhiên để thưởng thức được món sushi hoàn hảo nhất với những đầu bếp hàng đầu với sự tài hoa trên đôi tay cũng như sự tinh tế và chất lượng của nguyên liệu thì chúng ta phải đến Nhật Bản – quê hương của sushi.
Sushi khi nhìn qua ta sẽ nghĩ đây là một món ăn đơn giản nhưng thực tế không vậy. Sushi là một món ăn đòi hỏi kinh nghiệm rất nhiều của người đầu bếp, từ việc chọn nguyên liệu tươi sống đảm bảo chất lượng, tiêu chuẩn  cũng như cách chế biến và tạo ra những miếng sushi đẹp mắt đều đòi hỏi trình độ cực cao của những đầu bếp. Trung bình một người đầu bếp ở Nhật Bản phải tập luyện trong khoảng 5 đến 7 năm để thành thục việc chế biến sushi, đặc biết có những trường hợp có thể lên đến 10 năm với những món sushi trứng cá hồi phức tạp.
Miếng sushi béo ngậy, bùi bùi đi cùng với vị chua chua ngọt ngọt của phần cơm trộn dấm đi kèm theo là một chút nước tương kèm wasabi (mù tạt), chỉ từng đó thôi đã mang đầy đủ sự tinh tế của cả một nền ẩm thực lâu đời nhất thế giới. Bởi lẽ đó mà sushi đã trở thành món ăn hàng đầu trong danh sách “phải thử” khi đến với Nhật Bản.
 Sushi
2. Mỳ Ramen  
Ramen là một món mỳ phổ biến với người Nhật suốt chiều dài lịch sử, nó đã cứu sống biết bao nhiêu người nghèo đói qua những thời kì đất nước khó khăn hay ngay cả những người giàu có cũng có cách ăn Ramen một cách “sang chảnh” riêng. Nói chung mỳ Ramen đối với người Nhật là một món ăn toàn dân, bình đẳng và...dễ dàng quyết định. Khi một người Nhật độc thân, cô đơn không biết ăn gì cho bữa tối, họ sẽ không ngần ngại mà quyết định chọn ngay một bát mỳ Ramen. Mặc dù có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng có thể nói Ramen đi vào tiềm thức của người Nhật như là một phần của nền văn hóa vĩ đại nơi đây.
Đến với Nhật Bản tất nhiên bạn sẽ không quá khó để tìm được một cửa tiệm bán mỳ ramen, theo thống kê có đến tận hơn 200.000 cửa tiệm bán mỳ Ramen trên khắp nước Nhật cùng hàng ngàn cửa tiệm được mở mới mỗi năm. Những tiệm mỳ Ramen ở Nhật Bản ít nhiều sẽ đem lại cảm giác thân thuộc với những người Việt Nam. Tại Nhật, bất kể bạn ở tầng lớp nào, bạn đều sẽ ăn Ramen ở những quán ăn nhỏ, tiếng động phát ra của những người ăn Ramen, tất cả những điều đó đem lại cho cảm giác thân thuộc như đang ăn tại một quán ăn vỉa hè ở Việt Nam.
Ramen tuy là một món ăn bình dân của người dân Nhật Bản nhưng sự đa dạng và phức tạp của nó thì không hề “bình dân” chút nào đâu. Sau hàng trăm năm phát triển, giờ đây Ramen có rất nhiều loại, hương vị đi kèm theo đó là sự đa dang về nguyên liệu. Minh chứng cho điều đó là việc đã có đến 27 tỉnh trên 47 tỉnh của Nhật Bản tự tạo ra cho mình món mỳ Ramen là đặc sản, đặc trưng riêng của địa phương mình.Ngày nay, ngoài những bát Ramen “tươi” được bán ngoài tiệm, thì những loại Ramen ăn liền cũng được bán rất nhiều ở các siêu thị và cửa hàng tiện lợi. Đây được coi là loại thực phẩm “cứu đói” nhiều thế hệ sinh viên tại Nhật Bản, nghe thật quen đúng không nào.
Mỳ Ramen
                                                      
3. Bạch tuộc viên Takoyaki
Takoyaki chính là món ăn đường phố nổi tiếng nhất của Nhật Bản – đặc sản Osaka. Nhắc đến Osaka, những ai đi Nhật rồi sẽ tượng tượng ra đó là một “thiên đường” với các hằng hà sa số những quán ăn vặt và quán ăn vỉa hè. Chính vì đó mà những món ăn vỉa hè luôn nổi tiếng và có chỗ đứng trong không gian văn hóa ẩm thực của vùng đất này. Để có được điều đó là nhờ công lao một phần rất lớn của món ăn đường phố Takoyaki nổi tiếng. 
Những chiếc bánh Takoyaki tròn vo, vỏ ngoài giọn rụm, bên nhân bên trong thì mềm mại, ấm nóng với hành lá, gừng, bắp cải và đặc biệt là bạch tuộc, đi kèm với nó là loại nước sốt đặc biệt Takoyaki và Mayone béo ngậy, ngon tuyệt.
Takoyaki được phát minh ra bởi một người bán hàng rong, sau khi ông ăn loại bánh bao có tên là Akashiyaki, tức là một loại bánh bao vo tròn có nhân bạch tuộc. Món ăn bắt đầu phổ biến tại Osaka và sau đó lan ra khắp nước Nhật. Ngày nay các bạn có thể tìm Takiyaki ở bất kì đâu, trong các siêu thị, cửa hàng tiện lợi trên khắp Nhật Bản. Ngay cả ở nước ngoài, Takoyaki cũng đã xuất hiện, nó được yêu thích bởi sự tiện lợi cũng như hương vị mê say, ngon miệng của mình. Nhưng để được thưởng thức món ăn này một cách chuẩn vị nhất, hãy đến tận quê hương của chúng – Osaka.
Trong tiếng Nhật Tako có nghĩa là Bạch tuộc, Yaki có nghĩa là Nướng – chiên, và ngay trên chiếc chảo đặc biệt để làm mớn ăn này nó đã có tên là Takoyaki. Đây là loại chảo vô cùng đặc biệt vì nó là một dạng khuôn gồm rất nhiều hình bán nguyệt – để làm khuôn cho những viên Takoyaki. Khi chế biến món ăn này, người đầu bếp phải nhanh như cắt vo những viên Takoyaki lại bằng hai cây kim trên chiếc chảo đặc biệt kia. Takoyaki là sự kết hợp tài hoa giữa những nguyên liệu có sẵn của địa phương.
Bạch tuộc giòn

4. Bữa tối Kaiseki
Có lẽ từ đầu đến giờ, chúng ta đang đi tìm hiểu những món ăn hết sức bình dân và cơ bản của người dân Nhật Bản. Vậy sau đây, xin giới thiệu với các bạn một “đẳng cấp” của ẩm thực Nhật Bản có tên Kaiseki. 
Kaiseki ở đây không phải là tên một món ăn, vì chẳng có món ăn nào cố định trong thực đơn này cả, Kaiseki ở đây chỉ một phong cách ẩm thực, một nghệ thuật ẩm thực cao cấp của Nhật Bản. Loại hình nghệ thuật này xuất hiện cách đây 400 năm, xuất phát điểm chính là việc phục vụ những món ăn nhẹ trong một buổi tiệc trà, dần dần nó trở thành việc phục vụ nhiều món ăn thể hiện sự thay đổi theo mùa.
Môn nghệ thuật này xuất phát từ cố đô Kyoto, và ngày nay thì Kyoto cũng là nơi phục vụ Kaiseki chuẩn nhất tại các nhà hàng gọi là tyotei với thiết kế truyền thống của những nhà hàng tại Kyoto cách đây 400 năm. 
Để được phục vụ bữa ăn này, các bạn phải đặt chỗ trước hàng tuần, có khi phải hàng tháng. Tuy nhiên, chờ đợi như thế những chưa chắc các bạn đã được phục vụ món ăn mà mình yêu thích. Đừng coi đó là một bất tiện, mà là may mắn, bởi vì quy tắc vàng của bộ môn nghệ thuật này là  “mùa nào thức ấy”, điều đó đồng nghĩa với việc bạn sẽ được phục vụ những món ăn tươi ngon nhất, lựa chọn công phu và khó tính nhất.
Kaiseki đẳng cấp không chỉ đến từ những món ăn mà nó còn đến từ không gian nội thất nơi bạn thưởng thức bữa ăn hay việc lựa chọn chén đĩa bày biện đồ ăn cũng phải tuân thủ theo những quy tắc cực kì nghiêm ngặt thậm chí không hề kém cạnh so với tiêu chuẩn chọn nguyên liệu và nấu ăn
bởi vì quan điểm của Kaiseki là “thưởng ngoạn” và thỏa mãn cả 5 giác quan của con người. Tất cả ryotei đều phục vụ kaiseki trong phòng riêng, lót chiếu tatami và khách phải ngồi bệt đúng chất truyền thống. Không âm nhạc, không ánh đèn cầu kỳ, phòng ăn với những tấm chiếu tatami, tầm nhỉn phóng ra các tiểu cảnh, cây cỏ, hồ nước tạo cho không gian tĩnh lặng, thanh bình. Chính tính chất cô tịch của văn hóa thiền chiếm lĩnh không gian bữa ăn giúp ta lĩnh hội trọn vẹn nét tinh tế trong từng món ăn nhỏ nhắn, thanh đạm. Tất cả những điều đó cộng với những món ăn tinh tế của đội ngũ đầu bếp hàng đầu sẽ tạo nên một trải nghiệm khó quên, mang dáng dấp, phong thái của bậc thượng lưu tại Nhật Bản thời phong kiến.
Một cách kết hợp các món ăn

5. Đậu phụ hầm Yudofu.
Người Nhật luôn nổi tiếng là khắt khe và kĩ tính trong văn hóa ẩm thực, bởi lẽ đó mà ngay cả một loại nguyên liệu đơn giản như đậu phụ cũng trở thành món ăn độc đáo và hài hòa những nguyên liệu với nhau như vậy.
Đậu phụ Yudofu là một món ăn chay, xuất phát từ những nhà tu và phật tử Nhật Bản. Bởi lẽ những nhà tu thường xuyên ăn chay trường nên đậu phụ là nguồn cung cấp protein cực kì quan trọng. Bởi lẽ đó, qua theo năm tháng mà những nhà hàng trong vùng có truyền thống và lâu năm có thể phục vụ những món ăn về đậu phụ rất ngon miệng, mang hương vị rất riêng mà không thể lẫn đi đâu được.
Cách làm Yudofu cũng cực kì đơn giản, người ta sẽ ninh đậu phụ ở trong một nồi nước dùng gồm nấm đông cô, chút tảo bẹ lên trên, ăn kèm nó là những loại nước tương truyền thống của Nhật Bản. Tuy món ăn đơn giản, thanh đạm nhưng lại cực kì tinh tế, những nguyên liệu hòa quện với nhau tạo nên một bản giao hưởng không thể cưỡng lại.
Yudofu luôn lọt top những món ăn phải thử khi đến Nhật Bản, đừng bỏ lỡ món ăn có một không hai này khi du lịch Nhật Bản nhé.


Đậu phụ hầm Yodufu
6. Thịt lợn chiên xù Tonkatsu 
Có ấn tượng rằng trong ẩm thực người Nhật  rất ít thịt lợn. Quả thực như vậy, người Nhật không hay ăn thịt lợn, Tonkatsu là một trong những món thịt lợn hiếm hoi nhưng lại vô cùng nổi tiếng và phổ biến tại Nhật Bản. 
Đây là một món ăn có xuất xứ từ phương Tây, bắt đầu xuất hiện những năm đầu thế kỉ XIX, thời điểm mà văn hóa phương Tây bắt đầu xâm thực nền văn hóa cổ truyền phương Đông. Về cơ bản Tonkatsu không khác gì một món ăn phương Tây bình thường với nguyên liệu chính là thịt được chế biến, thêm một chút rau và salad ăn kèm cùng là một loại nước sốt được rưới lên miếng thịt đó. Nhưng chính điểm này lại là điểm mang lại sự đặc trưng của văn hóa Nhật Bản. Từ một một món ăn phương Tây, người Nhật đã khéo léo kết hợp những nguyên liệu truyền thống của địa phương, hòa lẫn sự hài hòa Đông Tây, tạo nên một món ăn đậm vị, khó quên.
Ngày nay, có rất nhiều cách để thưởng thức Tonkatsu. Món ăn tuyệt hảo này thường được ăn kèm với súp Miso (một số nơi gọi món ăn này là Miso Katsu) cộng với bắp cải hoặc dưa muối, hoặc là thay thế nước sốt Tonkatsu bằng nước sốt  Ponzu làm tăng hương vị truyền thống của nước Nhật hơn nữa. Tonkatsu còn được kẹp vào bánh mỳ San wich gọi là Katsu Sando, hoặc là với cari gọi là Katsu Kare nhưng trên hết, ngon miệng nhất vẫn là ăn kèm với cơm trắng, tạo hương vị tuyệt vời. 
Tonkatsu được phục vụ phổ biến ở những nhà hàng tại Nhật Bản, bạn có thể gọi món ăn này ở bất cứ nhà hàng nào, hương vị nơi này khác nơi kia nhưng nhìn chung không ai có thể cưỡng lại được miếng thịt được đánh dập được bọc trong một lớp bột chiên giòn rụm ăn kèm loại sốt đi vào lòng người này.


7. Okonomiyaki 
“Bánh xèo Nhật Bản”, “Pizza Nhật Bản” đó là cách mà người ta gọi Okonomiyaki, sao cũng được nhưng đừng vì thế mà nghĩ hương vị của nó giống bánh xèo của người Việt hay pizza của người Ý.
Món ăn này có nguồn gốc ở Osaka nhưng những người nâng tầm nó lên thì lại là cư dân Hiroshima với việc cho nguyên liệu “huyền thoại” là bắp cải vào. Nhưng cũng chỉnh bởi vậy mà món ăn này thực sự rất khó nước vì nhiều lớp bắp cải rất khó để nướng chín, tuy nhiên, trải nghiệm tự tay nướng một chiếc Okonomiyaki lại thực sự là trải nghiệm khó quên khi đến Nhật Bản.  Okonomiyaki nghĩa là “nướng những gì bạn thích” và quả thực đúng như vậy, công thức của món bánh này rất đa dạng gồm bột, các loại rau, tôm, thịt, trứng gà, mực, bạch tuộc, cá, rong biển, bắp cải thậm chí là còn có cả các loại mỳ. Cũng như những món ăn đã kể trên, Okonomiyaki có mặt ở khắp nước Nhật, mỗi một vùng miền lại cho ra một công thức và hương vị riêng.
Điểm đặc biệt của món ăn này cũng nằm ở dụng cụ nướng bánh, đó chính là những chiếc bàn nướng Teppanyaki nổi tiếng mà chúng ta vẫn hay nhìn thấy trên TV, nơi mà các đầu bếp trực tiếp nấu ăn cho thực khách xung quanh xem. Đến với Nhật Bản và trải nghiệm cùng với chiếc bàn nướng Teppan là vô cùng đẹp, nhất là với món bánh Okonomiyaki này, nếu có điều kiện, các bạn sẽ được tận tay nướng những chiếc bánh của mình với sự hướng dẫn của đầu bếp địa phương.



8. Rượu Sake 
Tuy đây không phải là một món ăn nhưng thật sự quá thiếu sót khi không để cập đến rượu Sake trong mọt bài viết về ẩm thực Nhật Bản. Rượu Sake đối với người Nhật không chỉ đơn giản là một loại đồ uống mà nó còn là một dạng mang ý nghĩa tâm linh, tôn giáo. Rượu Sake phổ biến trên thế giới không kém gì rượu vang. Sake có thể dùng để uống nhâm nhi hoặc dùng trong các bữa ăn.
Vì sao rượu Sake lại đặc biệt trong khi nguyên liệu của nó cũng không quá khác biệt so với những loại rượu khác. Câu trả lời chính là nằm ở cách thức để tạo ra Sake. Về cơ bản Sake không có một cách thức tạo ra cố định, vì mỗi năm, tùy thuộc vào tình hình thời tiết, mùa màng và những điều kiện phức tạp khác mà cách thức tạo ra Sake lại khác, tùy thuộc vào mỗi đơn vị sản xuất rượu sao cho phù hợp với các điều kiện đó. Bởi chính vì lẽ đó mà tại Nhật Bản, Sake chỉ được sản xuất duy nhất một lần trong năm.
Vì sao lại có sự khác biệt khi sản xuất rượu Sake trong khi điều kiện thay đổi, đó là vì việc men rượu dùng để sản xuất Sake – Nấm mốc Koji sẽ nhà ra những loại chất khác nhau, trong đó có những chất quan trọng như những chất tạo hương, tạo vị và quyết định đến nồng độ của rượu. Vì sự hoạt động phức tạp của loại men này mà rượu Sake cũng đặc biệt, có một không hai.
Sake có nồng độ nhẹ, vị nhẹ, êm, dễ uống, ngay cả người không hay uống rượu cũng có thể uống được và đảm bảo an toàn khi uống với một mức độ ít. Rượu Sake có rất nhiều biến thể với những hương vị dễ uống và thơm ngon hơn với các loại hoa quả. Sake có thể uống nóng hoặc lạnh tùy ý, đó cũng chính là một điểm tinh tế của loại rượu này. Nhiều thực khách cho rằng, Sake sinh ra là để làm chất dung môi, hòa tan và trộn lẫn mọi hương vị ẩm thực của Nhật Bản lại, đem lại sự tinh tế cho từng món Nhật Bản với bề dày lịch sử cùng nền văn hóa ẩm thực lâu đời đã thêm tô điểm, thu hút hơn, nếu là một người yêu khám phá, đam mê ẩm thực thì chần chừ gì nữa, xách ba lô lên và vi vu Nhật thôi nào.
Hãy liên hệ với nhân viên tư vấn của Công ty chúng tôi để biết thêm về các đơn hàng và chi phí xuất khẩu lao động Nhật Bản.  Để được tư vấn trực tiếp, mọi thông tin xin liên hệ:
Công Ty TNHH Hợp Tác Lao Động và Thương Mại Thái Bình.
Add     : 
- Văn phòng       : Tòa nhà Plaschem, 562 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội, Việt Nam
- Cơ sở Đào tạo : 20/640 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội, Việt Nam
- Mobile            : 0866.788.587
 Chúng tôi tự hào là Công ty xuất khẩu lao động Nhật Bản Uy tín, Chất Lượng.
Chúc các bạn thành công.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

THỰC TẬP SINH NHẬT BẢN VỀ NƯỚC

   Hiện nay thì chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản đươc gọi là "thực tập sinh kĩ năng" , đây là một chương trình hợp tác g...