Chủ Nhật, 16 tháng 9, 2018

MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRONG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG NHẬT BẢN

   Xuất khẩu lao động Nhật Bản đang là hướng đi  của đông đảo người lao động Việt Nam. Nhật Bản đang là một trong những thị trường tiếp nhận tốt nhất với lao động Việt Nam, phần lớn đối tượng lao động tham gia là những lao động phổ thông, nghèo khó, có nhiều hạn chế về nhận thức. Với sự hạn chế này người lao động rất dễ có những quyết định sai lầm khi lựa chọn công ty môi giới, hay những '' cò mồi'' với những công ty thiếu uy tín, chất lượng để dẫn đến việc chi chí bị đưa lên cao hơn rất nhiều so với chi phí thực tế, thêm vào đó là mất thời gian nhưng vẫn không thể xuất cảnh. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ tổng hợp những điều cơ bản nhất mà những người lao động tham gia xuất khẩu lao động nắm bắt được. Đồng thời người lao động sẽ có những hiểu biết rõ hơn về thị trường lao động Nhật Bản, giúp các ứng viên có thể định hướng cho bản thân mình những lợi ích tốt nhất.

1. XKLĐ đi Nhật Bản và chương trình Thực tập sinh kỹ năng.
Thực tập sinh là gì? Thực tập sinh kỹ năng là gì?
Hiểu đúng về chương trình thực tập sinh Nhật Bản là chương trình giúp tu nghiệp sinh sử dụng những kỹ năng mà mình được học tập và thành thạo để áp dụng vào công việc thực tế tại Nhật Bản với mối quan hệ chủ - thợ.
 Thời gian thực tập: Tổng thời gian tu nghiệp và thực tập kỹ năng không quá 3 năm. Thời gian tu nghiệp dưới 6 tháng sẽ không được tham gia thực tập kỹ năng.
 Nơi làm việc: Nhà máy, xí nghiệp đã trải qua tu nghiệp.
 Tư cách lưu trú: Chuyển từ tư cách “Tu nghiệp” sang “Hoạt động chỉ định đặc biệt”.
Chương trình Thực tập sinh Nhật Bản ra đời với mong muốn đào tạo nguồn nhân lực để phát triển kinh tế và công nghiệp thông qua việc chuyển giao kỹ thuật, kỹ năng và kiến thức về các lĩnh vực sản xuất của Nhật Bản cho các nước đang phát triển.
 Nhật Bản tiếp nhận nguồn lao động Việt Nam qua hai hình thức chủ yếu: visa thực tập sinh dành cho lao động phổ thông (bao gồm cả lao động có tay nghề, bằng nghề phổ thông từ cao đăng trở xuống như: may, hàn, xây dựng, mộc, cơ khí, nông nghiệp..).
Loại visa lao động thứ 2 là visa kỹ thuật viên dành cho kỹ sư tốt nghiệp tại các trường Đại học ở VN và thường yêu cầu năng lực tiếng.
Đối với chương trình thực tập sinh, người lao động được trợ cấp tháng đầu và nhận lương cơ bản các tháng về sau theo hợp đồng lao động giữa người lao động và xí nghiệp tiếp nhận ký tại Việt Nam.
2. Tiền thân của chương trình Thực tập sinh là chương trình Tu nghiệp sinh
  Trước đây, Việt - Nhật có ký kết chương trình hợp tác đào tạo đưa tu nghiệp sinh sang Nhật với mục đích hỗ trợ đào tạo nguồn lao động tay nghề cao Việt Nam để sau 3 năm người lao động Việt Nam về xây dựng đất nước.
Bởi vậy chương trình này có quy trình tuyển chọn rất khắt khe yêu cầu cao về tiếng Nhật và chịu quy định nghiêm ngặt khi làm việc tại Nhật.
Kể từ năm 2009, do thiếu hụt lao động Nhật Bản đã tiếp nhận nhiều lao động hơn, đặc biệt là lao động phổ thông, theo đó các quy định về lương, làm thêm cũng được mở rộng, đem lại thu nhập rất cao cho người lao động, visa tu nghiệp sinh chuyển đổi thành thực tập sinh kỹ năng.
Qua đó thời gian thực tập  rút ngắn từ 1-2 năm xuống còn 1-3 tháng. Và do thiếu hụt lao động Nhật Bản đã tiếp nhận nhiều lao động hơn, đặc biệt là lao động phổ thông, theo đó các quy định về lương, làm thêm cũng được mở rộng, đem lại thu nhập rất cao cho người lao động, kể từ đó xu hướng xuất khẩu lao động Nhật Bản rộ lên trong lớp lao động trẻ ở rất nhiều tỉnh thành trong cả nước.
 Hiện tại, xin VISA Thực tập sinh để đi lao động được phổ biến hơn cả, tuy nhiên do thuật ngữ này không được hay và thói quen của những người đi Tu nghiệp về nước nên ở nhiều trang tin vẫn đăng tuyển Tu nghiệp sinh Nhật Bản là vậy.
 Thực ra sự nhầm lẫn giữa 2 hình thức này không gây ảnh hướng gì đến người lao động, bởi bản chất của nó là hình thức xuất khẩu lao động sang quốc gia tiên tiến hơn. Hiện tại cũng có nhiều người hiểu nhầm giữa chương trình thực tập sinh là du học vừa học vừa làm, điều này là hoàn toàn sai bởi không có chương trình du học vừa học vừa làm Nhật Bản. Thuật ngữ du học vừa học vừa làm là khi tiếp nhận sinh viên, trường xác định cho học viên học nửa buổi và làm nửa buổi ở nơi trường chỉ định. Con du học Nhật là các sinh viên đi làm “chui”.
  Visa hiện tại là thực tập sinh còn các bạn có thể hiểu theo hướng Thực tập sinh hay tu nghiệp sinh đều được, có thể giải thích dễ hiểu hơn thì tu nghiệp sinh dành cho những ngành nghề yêu cầu cao về tay nghề, thực tập sinh dành với những ngành nghề đơn giản mang tính chất thực tập kỹ năng hơn như: chế biến thực phẩm, may, nông nghiệp…

 3. Xuất khẩu lao động Nhật Bản là gì ?
Xuất khẩu lao động là hình thức đưa người lao động làm việc tại nước ngoài theo chương trình hợp tác giữa 2 quốc gia, với đơn vị chủ quản là Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) và các công ty phái cử có chức năng đưa người lao động sang nước ngoài làm việc được gọi là công ty phái cử.
Để sang nước ngoài làm việc hợp pháp người lao động nhất định phải thông qua một trong hai đơn vị quản lý là Bộ LĐTB&XH hoặc công ty phái cử mới được coi là đi xuất khẩu lao động hợp pháp
Có một số từ và tên gọi trong lĩnh vực xuất khẩu lao động Nhật Bản bạn nên biết:
XKLĐ (XKLD): xuất khẩu lao động
LĐTBXH (LĐTB&XH, LĐ-TB-XH): lao động thương binh xã hội
TTS: thực tập sinh
TNS: tu nghiệp sinh
TTSKN: thực tập sinh kỹ năng
DN: doanh nghiệp
NLĐ: người lao động
XNC: xuất nhập cảnh
Phái cử: là các công ty xuất khẩu lao động được Bộ LĐTB&XH cấp phép hoạt động trong lĩnh vực đưa lao động sang nước ngoài làm việc.
Nghiệp đoàn: là đơn vị quản lý thực tập sinh ở Nhật Bản, nghiệp đoàn tương đương với phái cử ở Việt Nam.
4. Mức lương mà thực tập sinh nhận được khi làm việc tại Nhật?
Mức lương của người lao động đi xuất khẩu lao động tại Nhật vài năm gần đây có sự thay đổi do tỷ giá đồng yên có sự biến động mạnh. Chính vì vậy khi đi làm việc thì việc mà các thực tập sinh quan tâm đó là mức lương cơ bản và mức lương trao tay là bao nhiêu. Giờ làm thêm và sự thay đổi về mức lương như thế nào trong giờ làm việc. Hiện tại mức lương cơ bản mà người lao động Việt thường ký với xí nghiệp Nhật nằm trong khoảng: 125.000-150.000 Yên (Tính theo tỷ giá hiện tại là 206vnđ/ yên, tương đương với 25.750.00 - 30.900.000 tr đồng/ tháng). Mức lương này gần như không thay đổi tại Nhật trong vài năm nay, mỗi năm vẫn tăng lên theo tỷ lệ nhất định tại từng vùng, tuy nhiên tỷ lệ thay đổi không cao.
Đây là mức lương cơ bản, chưa trừ ăn uống, chưa tính việc làm thêm và nhiều xí nghiệp trả lương cao hơn mức này.  Thông thường khoản lương thực lĩnh của người lao động là lương cơ bản trừ đi 3 mục đầu tiên là: thuế, bảo hiểm, phí nội trú.
Tiền ăn thì người lao động phải tự túc và làm thế nào để tiết kiệm nhất. Lương thực lĩnh người lao động nhận được từ 80.000 đến 110.000 yên/ tháng ( đây là mức lương tối thiểu mà người lao động nhận được)  
Mỗi tháng, trung bình làm việc ở Nhật để ra được 18.000.000 đến 24.500.000 vnđ. Đây là thu nhập cao đối với người lao động Việt Nam ( chưa tính giờ làm thêm).
 Nếu có giờ làm thêm, thu nhập của người lao động sẽ rất tốt. Do công nhân người Nhật được trả lương rất cao, cao hơn nhiều so với mức lương họ tiếp nhận lao động Việt Nam, vì vậy mức thu nhập thực nhận của người lao động cũng khác và có thể đạt mức rất tốt.
Mức thu nhập phổ biến mà người lao động nhận được khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản thông thường khoảng từ 25 - 35 triệu đồng/ tháng. Việc tăng lương không có lộ trình cố định, cũng không có quy định nào về việc tăng lương, tùy thuộc vào chế độ từng công ty, tùy thuộc vào chất lượng người lao động mà xí nghiệp có xem xét tăng lương hay không.
Có trường hợp người lao động được xí nghiệp Nhật tăng lương trong tháng làm việc thứ 3, nhiều xí nghiệp tăng liên tục theo quý, theo chất lượng công việc hoàn thành, thái độ và tính cảm người lao động.
hay đổi theo khu vực: Các tỉnh khác nhau có mức lương cơ bản thường khác nhau, lương ở ngoại ô cũng thấp hơn trung tâm thành phố (thường thì lương cao đi kèm với chi phí ăn ở sinh hoạt lớn.
- Thay đổi theo đặc thù ngành nghề: Công việc có mức độ độc hại, nguy hiểm, nặng nhọc lương sẽ cao hơn. VD: sơn cơ khí, đúc, hàn, dàn giáo, ... thu nhập thường cao hơn mặt bằng chung.
 - Thay đổi theo tính chất công việc. Yêu cầu công việc càng cao thì thu nhập cũng cao hơn. VD: tiện, phay, bào, cơ khí chế tạo, mộc, ... là những ngành có thu nhập tốt. Ngay cả trong ngành may: may công đoạn, may hoàn thiện, may thời trang cũng có thu nhập khác nhau
 - Thay đổi theo khung lương xí nghiệp: Nhiều xí nghiệp bảo vệ lao động rất tốt, họ không muốn thu nhập của công nhân trong cùng xí nghiệp có sự chênh lệch quá lớn giữa người Nhật và người Việt, gây bất hòa hoặc tâm lý không tốt cho người lao động. Khi xí nghiệp trả lương sát với lương công nhân người Nhật, thu nhập sẽ rất cao.
   5. Mẫu hợp đồng lao động cho chương trình XKLĐ này như thế nào?
Hợp đồng này thường được ký trực tiếp giữa người lao động và xí nghiệp tiếp nhận hoặc được xí nghiệp fax và gửi sang nhờ công ty VN hướng dẫn các ứng viên ký sau khi ngày phòng vấn tiếp nhận và gửi lại cho xí nghiệp.
5. Làm thêm, tăng ca là nguồn thu tài chính rất lớn cho người lao động
Mỗi năm, số giờ làm việc của người lao động dao động từ 1.920 – 2.064 tiếng/năm. Tức là trung bình mỗi tháng người lao động phải làm bình quân là 20 đến 21,5 ngày/tháng, 8 tiếng/ngày.
Do Nhật có rất nhiều ngày nghỉ lễ nên đây là cơ hội tìm kiếm  thêm thu nhập nếu người lao động được xí nghiệp tạo điều kiện tăng ca.
Về thời gian thực tế làm việc, khi lao động ký hợp đồng với xí nghiệp tiếp nhận đã được nêu rõ. Theo quy định chung của chính phủ Nhật Bản, mỗi ngày lao động làm 8 tiếng, theo đó, 1 tuần làm việc của lao động Việt Nam xuất khẩu lao động sang Nhật Bản sẽ rơi vào 40 - 48 tiếng đồng hồ. Mỗi năm, số giờ làm việc của người lao động dao động từ 1.920 – 2.064 tiếng/năm. Tức là trung bình mỗi tháng người lao động phải làm bình quân là 20 đến 21,5 ngày/tháng.Không giống với khi làm việc chính, mỗi giờ làm thêm không bị trừ bất cứ khoản phí nào, gần như là khoảng tiền đó lao động sẽ được bỏ túi 100%. VD: Bình quân mỗi giờ xí nghiệp trả người lao động 750 yên/giờ, thu nhập khoảng 130.000 Yên/tháng (tương đương 27,5 triệu đồng). Trừ tất cả phụ phí, bảo hiểm, ăn ở còn để lại được 19 triệu đồng.
Nếu mỗi ngày làm thêm 2h (trong 22 ngày/tháng làm việc, nghỉ chủ nhật và thứ 7), cả tháng sẽ có 44h làm thêm. Tổng cộng người lao động để thêm được 42.900 Yên (tương đương 9 triệu). Như vậy sẽ để ra được 28 triệu /tháng . Nếu muốn để ra được 40-50tr/tháng bạn sẽ phải tăng ca làm thêm giờ và cả những ngày nghỉ lễ, nhưng như vậy các bạn phải làm việc liên tục khá vất vả. 
6. Xuất khẩu lao động Nhật Bản yêu cầu những điều kiện gì?( tham khảo thêm).
  - Về độ tuổi.
Điều kiện về độ tuổi trong chương trình đi xuất khẩu lao động Nhật Bản nằm trong khoảng từ 18 - 36 tuổi tùy vào từng đơn hàng yêu cầu đơn hàng yêu cầu cao về trình độ chuyên môn, tay nghề, hoặc các đơn hàng 1 năm, đơn hàng với số lượng lớn thường nới rộng biên độ tuổi tác như: May, xây chát, nông nghiệp, giặt là…độ tuổi cho nhóm ngành nghề này giới hạn từ 18 - 40 tuổi.
 - Về trình độ văn hóa, chuyên môn. 
Hiện tại công ty chúng tôi thường chỉ yêu cầu trình độ văn hóa THCS trở lên (cấp 2). Tùy theo tính chất và yêu cầu của từng xí nghiệp, từng đơn hàng mà đơn hàng yêu cầu thực tập sinh tốt nghiệp THPT, trung cấp, CĐ, ĐH.
 - Về ngoại hình
 + Nam cao 1,60m trở lên, nặng 50kg trở lên.
 + Nữ cao 1,50m trở lên, nặng 45kg trở lên.
Tùy từng đơn hàng mà phía xí nghiệp sẽ yêu cầu về ngoại hình mà yếu tố về chiều cao, cân nặng sẽ có sự thay đổi cao hơn hoặc thấp hơn. Ví dụ:
 Đơn hàng công xưởng: Nam cao trên 1m65, nữ cao trên 1m54.
 Đơn hàng xây dựng: Chấp nhận nam cao trên 1m57
 Đơn hàng may mặc: Chấp nhận nữ cao trên 1m45.
  - Về yêu cầu sức khỏe:
Sức khỏe là 1 yếu tố cực kì quan trọng khi bạn đăng kí chương trình XKLĐ tại Nhật Bản. Ngoài đảm bảo yếu tố thể lực, người lao động không được mắc 1 trong 13 nhóm bệnh bị cấm đi XKLĐ Nhật như: tim mạch, viêm gan B, hình xăm..tuy nhiên cũng có những bệnh có thể đi được tùy theo mức độ.
  - Về kinh nghiệm làm việc.
Tùy theo từng xí nghiệp, từng đơn tuyển chọn lao động, xí nghiệp đưa ra những yêu cầu về kinh nghiệm làm việc khác nhau.
Đơn hàng yêu cầu kinh nghiệm: cơ khí, may mặc, sửa chữa ô tô, lái máy,...
Đơn không yêu cầu kinh nghiệm: nông nghiệp, thực phẩm, xây dựng, điện tử,..
  - Về yêu cầu hồ sơ.
Các giấy tờ học viên cần chuẩn bị khi đăng ký tham gia làm việc tại Nhật Bản theo chương trình thực tập sinh kỹ năng. Các giấy tờ bắt buộc phải chính xác về thông tin, giữ gìn sạch đẹp, để phẳng, để trong túi hồ sơ (túi hồ sơ xin việc thông thường).
Ảnh thẻ
Sơ yếu lý lịch
Sổ hộ khẩu, Giấy khai sinh, Chứng minh nhân dân.
Bằng tốt nghiệp, chứng chỉ.
Xác nhận nhân sự.
Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
Giấy khám sức khỏe.
Bản cam kết của gia đình và thực tập sinh.
Hộ chiếu
  - Về yêu cầu tài chính trước khi tham gia
Về chi phí và thủ tục tùy thuộc vào chương trình bạn đi 1 năm hay 3 năm và vào thời điểm đi xuất khẩu lao động cũng như vào trình độ chuyên môn của bạn mà mức phí khác nhau. Do đó, ứng viên quan tâm liên hệ trực tiếp để được tư vấn cụ thể.
Người lao động phải chuẩn bị đầy đủ các khoản tài chính chi phí phải nộp trước khi xuất cảnh (tự có hoặc vay vốn ngân hàng), các khoản chi phí này ở mỗi công ty xuất khẩu lao động là khác nhau, hoặc tùy theo mỗi đơn hàng tuyển dụng sẽ khác nhau.

7. Quy trình tham gia xuất khẩu lao động tại Nhật Bản
Các bước quy trình chung mà người lao động phải thực hiện để có thể nhập cảnh làm việc tại Nhật Bản ở các công ty môi giới trong nước thường đảm bảo theo các bước sau:
  •  Sơ tuyển đầu vào thực tập sinh
Phổ biến: Công ty tại Việt Nam tuyển chọn lao động chung theo tiêu chí các xí nghiệp Nhật Bản thường tuyển theo các yếu tố như: ngoại hình, thể lực, sức khỏe, bằng cấp, độ tuổi, ý thức – kỷ luật,
Tuyển dụng gấp: Sau khi có đơn đơn tuyển thực tập sinh kỹ năng từ phía các công ty tiếp nhận Nhật Bản, Công ty tiến hành gửi thông báo tuyển quảng cáo trên phương tiện truyền thông báo trí trong khu vực người lao động có thể nộp hồ sơ.
Ngoài các văn phòng đại diện, một số tổ chức được đặc biệt quan tâm và có thể đứng ra thay mặt công tuyển chọn thực tập sinh như: các trung tâm giới thiệu việc làm tại các địa, các trường nghề, phòng lao động, hội phụ nữ tại địa phương,...
Công ty sẽ bố trí chỗ ăn ở, phương tiện đi lại giúp người lao động hoàn tất các thủ tục nhanh gọn nhất. Quá trình thi kiểm tra tay nghề và tuyển dụng được đảm bảo công khai minh bạch, với sự giúp đỡ của các chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, trình độ tay nghề và kỹ thuật cao ở mọi ngành nghề, do các chuyên gia giám sát chuyên ngành hướng dẫn.
  • Kiểm tra sức khỏe
Ở một số công ty, để tránh mất thời gian và kinh tế, công ty yêu cầu người lao động khám sức khỏe ngay từ đầu tại các cơ sở y tế có thẩm quyền theo tiêu chuẩn của đại sứ quán Nhật Bản, quy định của JITCO.
  • Đào tạo định hướng làm việc tại Nhật Bản cho thực tập sinh
Người lao động sẽ được đào tạo và học các khoá học định hướng trong vòng 3 tháng nhằm phù hợp với yêu cầu về trình độ tay nghề về ngành nghề của nhà tuyển dụng trước khi thi tuyển.
Do văn hóa và môi trường công việc tại Nhật Bản có rất nhiều khác biệt với Việt Nam, nên đây là công việc bắt buộc khi công ty muốn phái cử những thực tập sinh tốt nhất.
  • Thi tuyển, phỏng vấn trực tiếp.
Hầu hết các xí nghiệp Nhật Bản đều trực tiếp bay sang Việt Nam để tuyển chọn từng lao động, ngay cả việc chỉ tuyển chọn từ 1-2 thực tập sinh.
Đối với một số công ty không thu xếp được thời gian sang Việt Nam tuyển chọn thông thường vẫn giao phó lại cho nghiệp đoàn – cơ quan trực tiếp quản lý thực tập sinh kỹ năng trong thời gian làm việc 3 năm tại Nhật Bản
Các ứng viên sẽ được đại diện chủ sử dụng lao động kiểm tra trình độ tay nghề, phỏng vấn, thi thể lực, các bài test IQ, thi kỹ năng,…
Việc tuyển chọn khắt khe cũng là yếu tố khiến xí nghiệp Nhật gần như đặt toàn bộ niềm tin vào người lao động trong thời gian hợp đồng. Rủi ro như: dừng tiếp nhận, công việc không phù hợp, quan hệ chủ - tớ xấu, từ phía người lao động khi có hợp đồng làm việc tại Nhật Bản là rất thấp.
Đào tạo nâng cao cho thực tập sinh Nhật Bản.
Những lao động trúng tuyển sẽ được đào tạo nâng cao cả về kiến thức công việc, tiếng Nhật và tay nghề để đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng.
Thời gian đào tạo dựa theo yêu cầu của xí nghiệp tiếp nhận Nhật Bản, thông thường từ 3-5 tháng.
  • Xin visa 
Đơn xin cấp thị thực sẽ được chủ sử dụng lao động nộp cho đại diện sứ quán của nước sử dụng lao động theo dạng block visa hoặc giấy phép lao động.
Công ty trực tiếp làm toàn bộ việc này trong thời gian thực tập sinh được đào tạo nâng cao.
Đặt vé xuất cảnh
Chủ sử dụng lao động tại Nhật Bản sẽ chuyển PTA hoặc các giấy tờ cần thiết, chi phí đi lại cho bên tuyển dụng sắp xếp xuất cảnh theo kế hoạch. Công ty sẽ hoàn tất các thủ tục xuất cảnh cho thực tập sinh.
  • Đào tạo thực tập sinh kĩ năng sau khi nhập cảnh Nhật Bản
Người lao động được nghiệp đoàn hướng dẫn thích nghi với môi trường, sinh hoạt, đi lại, tàu xe, ngân hàng. Khoảng thời gian này kéo dài từ 1-2 tuần và thường tại khu nhà ở của nghiệp đoàn
Phía xí nghiệp Nhật Bản sẽ đào tạo, hướng dẫn thực tập sinh trong công việc, tiếp cận máy móc, trang thiết bị, an toàn lao động,… khoảng thời gian này kéo dài từ 2-6 tuần.

8. Những ngành nghề xí nghiệp Nhật tiếp nhận lao động Việt Nam
  Thị trường lao động Nhật Bản rất đa dạng ngành nghề, hơn hẳn so với các thị trường Đài Loan, Hàn Quốc. Và người lao động hoàn toàn có thể lựa chọn chủ xí nghiệp, lựa chọn ngành nghề tham gia mà mình ưa thích. Từ năm 2018 Nhật Bản chính thức nới rộng từ 66 lên 77 ngành nghề được phép tiếp nhận thực tập sinh nước ngoài, việc gia tăng ngành nghề mở ra cơ việc làm cho các lao động Việt. 

9. Xí nghiệp Nhật Bản tuyển chọn thực tập sinh như thế nào?
Để có được cơ hội đi Nhật Bản làm việc người lao động phải trải qua rất nhiều khó khăn, trong đó có hai khó khăn lớn nhất là chi phí tài chính và khoảng thời gian dài học tiếng Nhật trước khi làm thủ tục nhập cảnh.
Ngoài hai khó khăn trên, người lao động còn vướng phải câu hỏi “làm thế nào để chủ xí nghiệp tiếp nhận mình”. 
Mỗi xí nghiệp Nhật Bản có một cách tuyển chọn và nhìn nhận người lao động riêng, mỗi công việc đều có những tiêu chuẩn và thước đo khác nhau. Tuy vậy, vẫn có những điểm đặc trưng cụ thể mà tất cả các xí nghiệp đều rất thích.
  • Tác phong, cử chỉ, thái độ
Đây là yêu tố hàng đầu quyết định xem xí nghiệp có tiếp nhận người lao động hay không. Có thể hình tượng rằng tất cả những gì về bạn nhà tuyển dụng chỉ có thể nhìn qua những tác phong, cử chỉ và hành động. Có thể họ nghe bạn nói nhưng họ không biết bạn nói gì, người phiên dịch chắc chắn sẽ không truyền đạt được tất cả những gì bạn nói, và bạn cũng không thể truyền đạt hết những mong muốn trong buổi phỏng vấn
  • Tiếng Nhật tốt
Họ rất thích những ứng viên có tiếng tốt và họ đánh giá mong muốn làm việc tại Nhật Bản thông qua cách nhìn nhận và tiếp thu về ngôn ngữ Nhật Bản. Điều này giải thích vì sao có nhiều bản không được chọn ngay từ những lần đầu tiên nhưng sau đó lại rất được xí nghiệp tin tưởng lựa chọn
  •  Ngoại hình
Ngoại hình phải phù hợp với công việc, ngoại hình cân đối, vừa phải có cơ hội tiếp cận đến hầu hết các ngành nghề. Ngoài ra vấn có những đặc trưng ví dụ:
- Cao to luôn phù hợp với những công việc nặng nhọc, yêu cầu thể lực, những đơn xây dựng liên quan đến dàn giáo, cốp pha.
- Nhanh nhẹn, khéo léo phù hợp với những đơn về dây truyền sản xuất như: thực phẩm, điện tử, bao bì, đóng gói, in ấn,...
  • Bằng nghề và trình độ học vấn
Có nhiều xí nghiệp rất coi trọng trình độ học vấn, trong số những người tham gia họ chỉ nhận những ai có bằng cấp cao như cao đẳng, đại học cho dù về chuyên môn không liên quan đến công việc sẽ làm trong thời gian tới. Trong tư tưởng những nhà tuyển dụng Nhật Bản này luôn có quan niệm những người như vậy sẽ tiếp cận với tiếng Nhật tốt hơn, học việc nhanh hơn và làm cũng tốt hơn.
 Bên cạnh đó lại có những xí nghiệp cảm thấy những người này hoàn toàn không phù hợp với những vị trí họ đang tuyển, thường là các ngành nghề như: nông nghiệp, xây dựng. Họ quan niệm những người này thường không nghe lời và thiếu tập trung trong công việc.
Để nhanh nhất có được hợp đồng lao động của xí nghiệp Nhật Bản, người lao động cần đánh giá được chính xác những vốn có của bản thân, dựa vào đó chọn những ngành tham gia tuyển chọn sao cho phù hợp với tiêu chí xí nghiệp đưa ra. Tất cả những yếu tố được đưa ra ở phía trên đều có thể thay đổi, chủ động thay đổi là yếu tố thành công của người lao động.
Tất cả các đơn tuyển dụng đều phải phỏng vấn trực tiếp với xí nghiệp, và tất cả người lao động đều mắc phải sai lầm là để mất bình tĩnh khi phỏng vấn, thậm chí có người còn không nói được ra lời. Tâm lý thoải mái luôn là yếu tố quyết định trong các cuộc phỏng vấn tuyển chọn Thực tập sinh kỹ năng Nhật Bản. Hãy giữ cho mình tâm lý tốt nhất, để luôn cho người tuyển chọn biết “hơn ai hết tôi là người phù hợp, tôi đang rất mong mỏi được sang Nhật Bản làm việc và tôi sẽ làm rất tốt công việc đó”.

10. Ngoài thu nhập cao, đi lao động Nhật Bản còn rất nhiều điểm mạnh
  Nhắc đến thị trường xuất khẩu lao động Nhật Bản ai cũng nghĩ đến thu nhập tốt, ổn định, nhắc đến mặt trái là việc phí đi cao, thời gian đi lâu.
Ít ai nhắc đến nhiều lý do đặc biệt tốt khi tham gia thị trường tiếp nhận lao động này như: Điều kiện sinh hoạt, ăn ở, đi lại, học được nghề và tiếp cận khoa học công nghệ,

11. Chi phí đi XKLĐ Nhật Bản thế nào?
Chi phí là 1 trong những vấn đề nhiều người lao động lưu ý khi tham gia chương trình XKLĐ Nhật Bản. Hiện tại chi phí đi xuất khẩu lao động làm việc tại Nhật Bản có sự khác nhau tùy thuộc vào từng đơn hàng, mức lương cơ bản theo hợp đồng, thời gian xuất cảnh cũng như môi trường làm việc tại Nhật Bản. Tuy vậy sự chênh lệch mức phí này thường không quá lớn. 

12. Lao động Nhật Bản về nước giữa chừng nguyên nhân vì đâu?
  Nhật Bản là một trong những thị trường xuất khẩu lao động tốt nhất Việt Nam, với thu nhập cao hơn hẳn so với các thị trường lao động khác, chế độ phúc lợi tốt.
Đặc biệt, khi tham gia lao động được kiểm soát đặc biệt chặt chẽ ngay từ đầu vào, đào tạo định hướng kỹ lưỡng, hợp đồng rõ ràng và được sự thỏa thuận giữa cả hai bên chủ xí nghiệp và người lao động.
Tuy vậy, không phải không có những trường hợp phải về nước giữa chừng, và người lao động bị về nước giữa chừng vì lý do này hoặc lý do khác có thể không nói đúng sự thật.
  • Sức khỏe không đảm bảo
Nhiều trường hợp không đáp ứng được điều kiện sức khỏe đi xuất khẩu lao động  nhưng cố gắng dấu diếm để qua mắt công ty và chủ xí nghiệp, sau khi nhập cảnh khám lại không đạt và phải về nước giữa chừng.
  • Công việc không phù hợp
Một số công việc mà người lao động không tiếp xúc nhưng nghĩ rằng mình làm được và không mắc các vấn đề gì khi tiếp cận công việc. Ví dụ: sợ độ cao đi xây dựng, say sóng đi nuôi trồng thủy sản, bị mồ hôi tay đi đơn điện tử, dị ứng thủy hải sản đi đơn chế biến, mù màu ở một số công việc,… Những lao động này họ gần như không có cách nào để tiếp cận những công việc này nhưng đôi khi chính cá nhân họ cũng không biết mình gặp vấn đề đó.
  • Trộm cắp bị trục xuất về nước
Rất nhiều trường hợp người lao động đi Nhật Bản gặp phải do văn hóa tại Nhật gần như không có trộm cắp vặt nên họ đôi khi không cẩn thận chú ý và bảo vệ tài sản. Trong tình huống quá dễ dàng người lao động hay “tiện tay” và gây đến hậu quả không lường trước được.
  •  Gây mất trật tự cộng đồng
Những tình huống gặp phải như cãi nhau, đánh nhau, kéo bè cánh gây mất trật tự công cộng, ảnh hưởng tới xung quanh hoặc xí nghiệp tiếp nhận. Nhiều sự việc như: vợ chồng, bạn bè, người thân trong gia đình làm việc hoặc học tập ở gần liên tục đến thăm gây ồn ào đến xung quanh, khi nhắc nhở nhiều lần không được dễ dẫn đến việc người lao động phải về nước giữa chừng.
  • Đình công trong xí nghiệp
Nhiều người lao động mặc dù được đảm bảo hợp đồng khá tốt, tuy nhiên vẫn chưa bằng lòng với mức lương hiện tại, công việc hiện tại (thường so sánh với người Nhật cùng vị trí hoặc những người làm lâu). Những người này rủ rê, lôi kéo người khác trong công ty đình công, gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, sản xuất của xí nghiệp.
  •  Thu nhập không đảm bảo
Nhiều bạn trẻ khi có định hướng sang Nhật Bản làm việc có quan niệm sẽ kiếm rất nhiều tiền (có những người nghĩ rằng có thể kiếm năm bảy chục triệu mỗi tháng) nên việc sau khi nhập cảnh và mức thu nhập không đảm bảo được con số đó. Họ chán nản, muốn bỏ về cũng là điều không tránh khỏi, và khi không có tâm lý làm việc thì việc buộc phải về nước giữa chừng là điều tất nhiên.
 Ngoài những lý do trên đây, người lao động có thể gặp nhiều tình huống khác, tuy nhiên chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ và hiếm gặp. Việc người lao động phải về nước giữa chừng là điều không bên nào muốn gặp phải: -Người lao động mất thời gian, vốn liếng bỏ ra. - Công ty phái cử phải đền bù cho xí nghiệp, mất đối tác tiếp nhận, hoàn trả phần nào cho người lao động, mất uy tín trong nước. – Xí nghiệp tiếp nhận bị ảnh hưởng về kinh doanh sản xuất, mất thời gian dài để kiếm nhân sự bù vào chỗ trống.

13. Hồ sơ cần chuẩn bị khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản
  Các giấy tờ học viên cần chuẩn bị khi đăng ký tham gia làm việc tại Nhật Bản theo chương trình thực tập sinh kỹ năng. Các giấy tờ bắt buộc phải chính xác về thông tin, giữ gìn sạch đẹp, để phẳng, để trong túi hồ sơ (túi hồ sơ xin việc thông thường).
  • Ảnh thẻ
  • Sơ yếu lý lịch
  • Sổ hộ khẩu, Giấy khai sinh, Chứng minh nhân dân.
  • Bằng tốt nghiệp, chứng chỉ.
  • Xác nhận nhân sự.
  • Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
  • Giấy khám sức khỏe.
  • Bản cam kết của gia đình và thực tập sinh.
  • Hộ chiếu.
Thabilabco XKLĐ Nhật Bản
14. Đặc biệt lưu ý khi lựa chọn công ty môi giới Xuất khẩu lao động Nhật
Làm thế nào người lao động có thể được xí nghiệp Nhật Bản tiếp nhận, có hợp đồng và được làm việc có thời hạn tại Nhật Bản? Làm thế nào để chọn lựa một công ty môi giới uy tín, tốt nhất giữa rất nhiều  công ty được Bộ Lao động cấp phép? Làm thế nào để thời gian đi ngắn nhất mà lại tiết kiệm chi phí nhất? 
Các bạn phải hiểu tất cả lao động hiện nay muốn sang Nhật Bản làm việc theo hợp đồng có thời hạn  thì chỉ có một hình thức duy nhất là Thực tập sinh kỹ năng Nhật Bản.Chương trình thực tập sinh kỹ năng Nhật Bản có yêu cầu khá khắt khe, người lao động chỉ được tham gia một lần, và hạn hợp đồng tối đa là 3 năm (ký từ 6 tháng đến 3 năm).
Thị trường Nhật Bản rất khó làm, do vậy tuy có rất nhiều công ty được cấp phép đưa người lao động sang Nhật Bản nhưng chỉ một số ít doanh nghiệp làm tốt trong lĩnh vực lao động Nhật Bản này.
Không ít người lao động có những lựa chọn doanh nghiệp đỡ đầu không phù hợp, hệ quả là mất mát về chi phí, tốn thời gian công sức học tập trong thời gian dài mà không thể thực hiện được nguyện vọng đi Nhật của mình. Trước tiên, công ty đó phải là công ty hợp pháp, tức là có đầy đủ hồ sơ pháp lý hoạt động trong lĩnh vực đưa người lao động ra nước ngoài làm việc. Được Bộ lao động Thương binh và Xã hội cấp phép đưa người lao động sang Nhật Bản làm việc. 

15. Định hướng lao động lựa chọn ngành nghề phù hợp đi XKLĐ Nhật
 JITCO chính thức dừng hoạt động, OTIT là đơn vị hỗ trợ thực tập sinh kỹ năng Nhật Bản hiện nay theo quy định thì hiện tại có hơn 77 ngành nghề để người lao động tham gia thực tập sinh kỹ năng bao phủ gần như tất cả các nghành công nghiệp, nông nghiệp xây dựng.
Lưu ý là không có các nghành kinh tế, dịch vụ, xã hội. Mỗi người lao động khi tham gia chương trình tuyển chọn Thực tập sinh kỹ năng Nhật Bản đều phải đánh giá xem bản thân đang có những gì, phù hợp với ngành nào, có thỏa mãn các tiêu chí mà xí nghiệp yêu cầu hay không? 
Một số ngành nghề chủ yếu:
  • Nông nghiệp
  • Thực phẩm
  • May mặc
  • Cơ khí
  • Xây dựng
  • Lắp ráp điện tử 
  • Ngư nghiệp
16. Có thể quay lại Nhật làm việc tiếp khi về nước đúng hạn hay không? 
 Từ ngày 01-11-2017 Thời hạn làm việc của tu nghiệp sinh Việt Nam sẽ được kéo dài lên 5 năm so với trước đây là 3 năm. Nhật Bản cũng mở thêm nhiều ngành nghề, lĩnh vực tiếp nhận thực tập sinh Việt Nam trong thời gian tới bao gồm cả lĩnh vực nông nghiệp, chế biến thực phẩm và chăm sóc sức khỏe.

17. Thủ tục vay vốn cho người lao động đi xuất khẩu Nhật Bản
 Người lao động chuẩn bị xuất khẩu lao động, gia đình gặp khó khăn có nhu cầu vay vốn, có thể liên hệ với Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn - Agribank, Ngân hàng Vietinbank, Ngân hàng chính sách tại địa phương để vay vốn. Người lao động xin hồ sơ và quy trình theo hướng dẫn của từng ngân hàng.
  • Vay tại Ngân hàng:
-Gia đình lao động nào thuộc đối tượng chính sách thì lao động vay tại Ngân hàng chính sách (NHCS).
-Đối tượng còn lại vay tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NHNN).
-Người đứng tên để vay vốn là người nhà lao động (bố, mẹ, vợ, chồng…).
-Ngân hàng chỉ không cho vay đối với những hộ gia đình đã vay Ngân hàng nhưng khoản vay đó đến hạn không thanh toán và đã chuyển thành nợ quá hạn.
  •  Hỗ trợ hồ sơ vay vốn:
Công ty sẽ chuyển cho lao động những mẫu giấy tờ sau:
-Hợp đồng ký giữa Công ty và người lao động.
-Bản cam kết trả nợ vốn vay.
-Giấy xác nhận tuyển dụng.
-Gia đình lao động sẽ phải mang hồ sơ nói trên đến Ngân hàng làm thủ tục vay vốn.
 Thủ tục vay vốn
-Gia đình lao động phải ký hợp đồng tín dụng với Ngân hàng.
-Lao động sẽ phải mở tài khoản tại Ngân hàng.
-Khi làm xong thủ tục vay tiền, Ngân hàng sẽ trả cho gia đình lao động tờ Uỷ nhiệm chi, trên tờ Uỷ nhiệm chi phải ghi rõ họ tên người vay và người được vay (người lao động), nội dung vay và đóng dấu Ngân hàng.
  •  Chuyển tiền vay:
-Tiền gia đình lao động vay từ Ngân hàng sẽ được chuyển vào tài khoản của Công ty mở tại Ngân hàng tỉnh.
Mức vay: Mức tiền lao động vay được dưới 30 triệu đồng không cần phải thế chấp tài sản. Số tiền lớn hơn phải thế chấp bằng tài sản
 Thông báo cho lao động ký hợp đồng và xuất cảnh:
Sau khi vay xong tiền Công ty sẽ thông báo cho lao động ra Công ty để ký hợp đồng và làm thủ tục xuất cảnh.
Khi đi lao động mang theo tờ Uỷ nhiệm chi, các phiếu thu của Công ty (nếu có) 
Đối tượng thuộc diện gia đình chính sách, có thể vay vốn tại Ngân hàng chính sách xã hội.
  • Những điều kiện và thủ tục để vay vốn như sau:
• Người đứng tên vay vốn Ngân hàng là người nhà của lao động: bố, mẹ, vợ ( chồng )
• Gia đình người vay chưa có nợ xấu ( nợ quá hạn ) tại bất kỳ tổ chức tín dụng nào.
• - Hợp đồng ký giữa Công ty và người lao động.
- Bản cam kết trả nợ vốn vay.- Giấy xác nhận tuyển dụng.
• Gia đình lao động phải ký hợp đồng tín dụng với Ngân hàng.
- Lao động sẽ phải mở tài khoản tại Ngân hàng.
- Khi làm xong thủ tục vay tiền, Ngân hàng sẽ trả cho gia đình lao động tờ Uỷ nhiệm chi, trên tờ Uỷ nhiệm chi phải ghi rõ họ tên người vay và người được vay (người lao động), nội dung vay và đóng dấu Ngân hàng.
  • Các thủ tục pháp lý khác
·  Phương thức cho vay: Thực hiện cho vay đối người lao động thông qua hộ gia đình của người lao động. Trường hợp người lao động là hộ độc thân thì cho vay trực tiếp đến người lao động.
·  Thời gian cho vay: Căn cứ vào mức thu nhập của người lao động, khả năng trả nợ của hộ gia đình người lao động và khả năng nguồn vốn của Agribank để thoả thuận trong hợp đồng tín dụng về thời hạn cho vay, nhưng tối đa không vượt quá thời hạn của hợp đồng đi làm việc ở nước ngoài đã được ký kết.
·  Loại tiền cho vay: cho vay bằng đồng VNĐ. Trong trường hợp người lao động có nhu cầu thanh toán bằng ngoại tệ thì Ngân hàng sẽ hỗ trợ bán ngoại tệ theo quy định về quản lý ngoại hối.
·  Sử dụng tiền vay: Tiền vay được chuyển thẳng cho doanh nghiệp xuất khẩu lao động. Trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu lao động đề nghị bằng văn bản có thể phát tiền vay trực tiếp cho người lao động.
  • Hồ sơ cho vay bao gồm:
·  Sổ hộ khẩu, CMND của người vay vốn (Ngân hàng đối chiếu bản chính với bản kê khai trên giấy đề nghị vay vốn)
·  Giấy đề nghị vay vốn của đại diện hộ gia đình người lao động hoặc người lao động trong trường hợp người lao động là hộ độc thân (mẫu phụ lục kèm theo)
·  Giấy tờ chứng minh đi làm việc ở nước ngoài (Văn bản thông báo về việc Người lao động được tuyển dụng đi làm việc ở nước ngoài/ Hợp đồng đưa người lao đông đi làm việc ở nước ngoài giữa Doanh nghiệp xuất khẩu lao động với người lao động/ Hợp đồng lao động giữa cá nhân người lao động với bên sử dụng lao động nước ngoài);
·  Giấy tờ về TSĐB và Giấy uỷ quyền xử lý TSĐB (trường hợp cho vay trực tiếp người lao động).

18. Thị trường xuất khẩu lao động Nhật Bản rất dễ gặp lừa đảo
Nhật Bản là thị trường tiếp nhận lao động rất khó tính, khắt khe trong việc tuyển chọn, đào tạo. Trong khi đó người lao động thường nhận thức kém, muốn đi nhanh, phí rẻ, và hay nhìn vào trước mắt nên rất dễ bị các cá nhân hoặc tổ chức lừa đảo dụ dỗ. 

19. Không thích lao động Việt Nam nhưng Nhật Bản vẫn chỉ chọn lao động Việt
Xí nghiệp Nhật thường không thích lao động Việt vì nhiều lý do như: ăn cắp vặt, bỏ trốn, làm thì khôn lỏi, lười nhác,…, nhưng chỉ có nguồn lao động Việt Nam mới đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của họ.
Hiện tại các xí nghiệp Nhật Bản tiếp nhận nhiều nhất vẫn là lao động Trung Quốc và Việt Nam, họ không ưa gì nguồn lao động Trung Quốc và sau đó cũng chẳng ưa gì lao động Việt Nam. Có nghĩa là xí nghiệp Nhật Bản chẳng thích lao động từ bất cứ đâu ngoài lao động trong nước họ, bởi lao động ở đâu họ cũng thấy lười. Do vậy, chúng ta nên quen dần với những lời chê bai từ các xí nghiệp Nhật Bản và hãy cứ làm tốt công việc của mình, họ làm tốt hơn họ có quyền đánh giá chúng ta như vậy.
Xét về tổng quan thị trường lao động Nhật Bản có thể thấy họ tiếp nhận chủ yếu lao động từ các quốc gia có nền văn hóa phương Đông, ngoại hình nhỏ giống với người Nhật Bản, có thể do họ cho rằng như vậy quản lý sẽ dễ dàng hơn. Hiện tại Nhật Bản đang tiếp nhận thêm một số quốc gia mới như: Thái Lan, Malaysia, Lào,… Có thể thấy đích đến cuối cùng của họ vẫn là những quốc gia châu Á
Về nguồn lao động ở châu Á thì Việt Nam chỉ đứng sau Trung Quốc, mối quan hệ ngoại giao Nhật – Trung đang rất căng  thẳng, Việt Nam vẫn có lợi thế hơn cả. Thời gian qua có nhiều nguồn thông tin rất xấu từ phía lao động Việt Nam liên quan đến việc trộm cắp, đánh người,… ảnh hưởng rất lớn đến cái nhìn từ phía Nhật Bản đối với lao động Việt Nam và chung hơn là người Việt. Chắc chắn họ vẫn sẽ sử dụng lao động Việt Nam nhưng chắc chắn sẽ không thể xòng phẳng trong trả lương và các chế độ phúc lợi khác
Một bộ phận người lao động đang làm xấu đi hình ảnh nước ta, gây khó khăn lớn cho các thể hệ lao động tiếp theo. Điều này nằm trong khung đào tạo lao động xuất khẩu Nhật Bản – định hướng làm việc tại Nhật. Những cam kết, định hướng có phần “ngờ ngẩn” về mức thu nhập khi làm việc tại đây nhằm thu thêm những đồng phí môi giới của những cá nhân, tổ chức xuất khẩu lao động.
Cần phải có những định hướng rõ ràng hơn đối với người lao động khi tham gia đào tạo xuất khẩu lao động Nhật Bản

20. Xuất khẩu lao động Nhật Bản có rủi ro thấp nhất khi nhập cảnh làm việc.
 Thu nhập người lao động tại Nhật Bản là cao nhất so với 4 thị trường truyền thống của lao động nước ta
Công việc ổn định và chế độ phúc lợi tốt. Người lao động được  đảm bảo về ăn ở, sinh hoạt và bảo hiểm
Hiếm thị trường xuất khẩu lao động nào chuẩn được như Nhật Bản, sau khi về nước người lao động vẫn được hoàn trả một số tiền bảo hiểm khá lớn (hơn 100tr sau 3 năm làm việc)
Được nhiều tổ chức quản lý và bảo hộ, nghiệp đoàn là cơ quan quản lý chung cho thực tập sinh trong một khu vực – đảm bảo rất tốt về y tế, sinh hoạt.
Thị trường xuất khẩu lao động Nhật Bản rất khó tính, khó tình từ khâu tuyển chọn, đào tạo đến phỏng vấn thi tuyển. Không có thị trường nào mà ngoài việc bỏ cả đống tiền ra muốn đi phải thi tuyển kỹ càng, phải học lên học xuống, rồi phỏng vấn, thi tuyển tay nghề, thi kỹ năng, ....
Không có thị trường nào mà kể cả tiếp nhận 2-3 lao động thì có đến 4-5 ông chủ xí nghiệp bỏ mấy ngày bay vài ngàn dặm sang chọn lọc từng ly từng tí một.
Không có thị trường xuất khẩu lao động nào mà phải đào tạo người lao động trước, rồi gọi khách sang chọn người, chọn được rồi thì đào tạo khắt khe hơn. Nhiều khi nói vui: “tuyển lao động chứ có phải tuyển giáo sư, tiến sỹ đâu mà quy trình khắt khe như vậy”
 Đánh giá khách quan: “thị trường xuất khẩu lao động Nhật Bản vẫn là lựa chọn số một cho hướng đi đối với lớp lao động trẻ tuổi, chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc, kinh nghiệm sống. Thêm nữa lại được học hỏi rất nhiều về kỷ luật, đạo đức trong lối sống và công việc. Là điểm đến lý tưởng cho lớp lao động mong muốn tìm kiếm thu nhập cao, phụ giúp kinh tế gia đình, tích lũy tài chính”

21. Được chủ động lựa chọn xí nghiệp và lựa chọn công việc mà cá nhân định hướng
Nhắc đến cụm từ “xuất khẩu lao động” thì ai cũng hiểu rằng đó là công nhân, lao động chân tay cho dù làm ở đâu cũng thế - Nhật Bản hay Hoa Kỳ, Canada, Úc, Đài Loan....
Tuy nhiên, nhìn chung thì tất cả các thị trường đều tiếp nhận lao động có tính chất khá chung như xây dựng, dệt may, lắp ráp linh kiện điện tử, nông nghiệp,.... Chắc chắn Nhật Bản là nước tiếp nhận lao động đa dạng ngành nghề nhất dành cho lao động Việt Nam. Xuất khẩu lao động Nhật Bản  chia làm 2 loại hình là kỹ thuật viên và thực tập sinh kỹ năng. Kỹ thuật viên thường tiếp nhận những ứng viên tốt nghiệp cao đẳng, đại học tại Việt Nam (điều này chứng tỏ Nhật Bản vẫn công nhận hệ thống đào tạo tại các trường ở nước ta), yêu cầu phải có sức khỏe tốt và tiếng Nhật trình độ N4 trở lên. Chương trình kỹ thuật viên tiếp nhận rất nhiều ngành nghề, tập trung chủ yếu là: kỹ sư nông nghiệp, kỹ sư chế tạo máy, cơ điện tử, công nghệ ô tô, công nghệ thực phẩm, IT; kỹ sư xây dựng.
Do Nhật Bản là quốc gia có độ tuổi trung bình rất già, cao hơn nhiều so với các nước khác. Điều đó cũng giải thích tại sao Nhật Bản chỉ tiếp nhận lao động nước ngoài có độ tuổi rất trẻ, thông thường chỉ từ 18-30. Một số ngành nghề đặc thù như may mặc, kỹ thuật viên mới lấy đến độ tuổi 35.
Khác biệt so với các thị trường tiếp nhận lao động xuất khẩu khác là Nhật Bản tuyển khá nhiều kỹ sư (công việc vẫn là công nhân nhưng yêu cầu công việc cao hơn và thu nhập cao hơn thực tập sinh rất nhiều). Thực tập sinh Nhật Bản có nhiều ngành nghề đặc trưng như: chế biến thực phẩm, ngành mộc xây dựng rất được thông dụng, in ấn, công nghệ cao, cơ khí lắp ráp ô tô và rất nhiều ngành nghề mà chúng ta không thể gặp khi đi xuất khẩu lao động các nước khác

22. Đi XKLĐ Nhật Bản nên có nguyện vọng thu nhập bao nhiêu là phù hợp
Thị trường xuất khẩu lao động Nhật Bản hiện vẫn là thị một trong những thị trường tiếp nhận lao động tốt nhất đối với Việt Nam. Tại đây, người lao động có thu nhập cao, chế độ làm việc, sinh hoạt tốt, các điều khoản đảm bảo đúng theo hợp đồng đã ký, được hướng dẫn và đào tạo bài bản khi sang làm việc.
Tuy nhiên, với nhiều mặt tốt đẹp được nêu ra dẫn đến việc người lao động có những nguyện vọng quá lớn trước khi tham gia chương trình xuất khẩu lao động tại thị trường này. Một số xí nghiệp Nhật trả lương rất cao, theo khung lương của người Nhật làm việc tại xí nghiệp thì chúng tôi tạm không nhắc đến. Nhìn chung lớp lao động Việt khi sang Nhật làm việc có khung thu lương cơ bản khoảng 130.000 Yên trở lên (với tỷ giá 180 đồng/yên thì tương đương với 23,5 triệu đồng). Đây là mức lương cơ bản và chưa tính tăng ca, trung bình mỗi giờ làm thêm người lao động được trả khoảng 850 Yên/giờ (tương đương 150.000đ/h)
Nếu chỉ dựa vào lương cơ bản, và không tăng lương hàng năm (các xí nghiệp thường tăng 30% lương cho thực tập sinh sau mỗi năm) thì mỗi tháng người lao động để ra được 15 triệu. Sau 3 năm có thể tích lũy được hơn 500 triệu. 23. Làm thế nào để có thu nhập trên 40 triệu đồng khi đi XKLĐ Nhật Bản
 Trong năm 2015 và các năm tới đây, khi thị trường Nhật Bản dần trở thành lựa chọn số 1 cho những ai có nguyện vọng ra nước ngoài làm việc.
Tuy vậy, tỷ giá đồng Yên đang ảnh hưởng rất lớn đến mức thu nhập của người lao động (hay còn gọi là thực tập sinh khi tham gia chương trình này). Vậy làm thế nào để có mức thu nhập từ 40 triệu đồng/tháng trong thời điểm này? 
  • Chọn công việc phù hợp với khả năng.
  • Trang bị cho mình vốn tiếng Nhật.
  •  Nghiên cứu kỹ trước khi quyết định chọn đơn hàng.
  •  Làm thêm là vấn đề tất yếu.
  • Nên chọn ngành nghề có nhiều việc làm thêm hơn là lương cao.
  •  Khu vực bạn làm việc
 Người lao động cần cân nhắc  tốt nhất khi có ý định đi lao động tại Nhật Bản. Từ nguyện vọng, mục đích bản thân để có những suy tính trong lựa chọn xí nghiệp làm việc. Thời gian này và khoảng thời gian tới đây, việc đi Nhật là khá dễ dàng nên đừng nóng vội khi đưa ra quyết định hoặc khi tham gia chương trình.

23. Lao động nam rất dễ đi Nhật làm việc ngành xây dựng)
 Do nhu cầu tuyển cao, số lượng nhiều (trung bình nhu cầu tuyển lao động ngành xây dựng chiếm 50% số lượng nam giới) nên nếu ngoại hình, sức khẻo đảm bảo các tiêu chí lựa chọn, lao động nam rất dễ tham gia các ngành xây dựng. Thông thường những đơn xây dựng có tiêu chí, yêu cầu tuyển rất đơn giản:không yêu cầu tay nghề, không quá gắt về chiều cao, cân nặng, biên độ tuổi rộng 19-35. Với 3 năm, người lao động có thu nhập để ra khoảng trên 700 triệu đồng, khi gia hạn thêm 2 năm thì khoản thu nhập có thể tăng lên trên 500 triệu. 
Xây dựng tại Nhật cũng có rất nhiều điểm khác biệt so với các công nhân phụ hồ, thợ xây tại Việt Nam. Người Nhật, việc đảm bảo an toàn trong quá trình lao động là vấn đề ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên cách thực hiện thì hoàn toàn khác, và cách đảm bảo an toàn lao động của người Nhật tiên tiến và quy chuẩn hơn ở Việt Nam rất nhiều lần.  Ngành xây dựng đặc biệt quan trọng trong nền phát triển của một đất nước và Nhật không nằm ngoài trong số đó. Đối với Nhật Bản, đất nước thường xuyên hứng chịu những trận động đất lớn nhỏ thì việc nâng cao mức độ quan trọng trong việc phát triển ngành xây dựng lên tầm số 1 trên thế giới là điều cả đất nước mong muốn. Được làm việc trong các công trường xây dựng là niềm vui, tự hào của những con người này. 
Hiện tại, mỗi năm ngành xây dựng Nhật Bản cần 150.000 lao động xây dựng nước ngoài để cung cấp cho ngành này nhằm mục đích tái thiết đất nước sau thiên tai và chuẩn bị cho kỳ Olympic 2020 sắp tới diễn ra trên đất nước mặt trời mọc. Đây có thể nói là cơ hội hiếm có cho những ai mong muốn làm việc, phát triển tay nghề tại Nhật Bản.
  
24. Hiệp hội thực tập kỹ năng quốc tế OTIT là gì?
 Thực tập sinh kĩ năng nước ngoài khi đến làm việc tại Nhật Bản đều biết đến sự tồn tại của tổ chức hợp tác tu nghiệp quốc tế Nhật Bản (JITCO), đây là tổ chức đứng ra giải quyết và hỗ trợ thực tập sinh nước ngoài tại Nhật Bản khi thực tập sinh có vướng mắc, tranh chấp, có vấn đề gì với công ty tiếp nhận, với nghiệp đoàn Nhật Bản. Tuy nhiên, từ ngày 01/11/2017 tổ chức JITCO đã chính thức đóng cửa thay thế bằng OTIT.h xây dựng sẽ giải đáp giúp các bạn lao động... 
OTIT là tên viết tắt của Organization for Technical Intern Trainning. Tiếng Việt là Hiệp hội thực tập kỹ năng quốc tế. OTIT là tổ chức được chính phủ Nhật Bản lập ra, có quy trình hoạt động phù hợp với quy trình mới của thực tập sinh kỹ năng nước ngoài của Nhật Bản. OTIT có chức năng chính là hỗ trợ thực tập sinh kỹ năng, giám định và chấp nhận các đơn vị tiếp nhận mới đăng ký, phê duyệt kế hoạch thực tập kỹ năng, quản lý hoạt động của các tổ chức quản lý (Nghiệp đoàn) và tổ chức thực hiện (công ty tiếp nhận).
XKLĐ Nhật Bản Thabilabco
Hãy liên hệ với nhân viên tư vấn của Công ty chúng tôi để biết thêm về các đơn hàng và chi phí xuất khẩu lao động Nhật Bản.  Để được tư vấn trực tiếp, mọi thông tin xin liên hệ:
Công Ty TNHH Hợp Tác Lao Động và Thương Mại Thái Bình.
Add     : 
- Văn phòng       : Tòa nhà Plaschem, 562 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội, Việt Nam
- Cơ sở Đào tạo : 20/640 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội, Việt Nam
 Chúng tôi tự hào là Công ty xuất khẩu lao động Nhật Bản Uy tín, Chất Lượng.
Chúc các bạn thành công.




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

THỰC TẬP SINH NHẬT BẢN VỀ NƯỚC

   Hiện nay thì chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản đươc gọi là "thực tập sinh kĩ năng" , đây là một chương trình hợp tác g...